Cuối tháng 9/1940, khi tàn quân Pháp rút chạy qua Lạng
Sơn, các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao thu thập hàng trăm vũ khí bị vứt bỏ lại,
tước vũ khí hoặc thuyết phục các tàn binh lính hạ vũ khí. Do có tin đồn chính
quyền Pháp sụp đổ tại Đông Dương, mọi người nổi dậy đánh phá một số đồn cảnh
sát, uy hiếp các gia đình có người làm việc cho Pháp. Ngày 27/9, khoảng 600
quân khởi nghĩa được vũ trang bằng súng trường, mã tấu, đao tiến về huyện Bắc
Sơn chiếm đồn binh Mỏ Nhài, đốt bỏ tài liệu và ấn tín. Quan huyện Bắc Sơn
và tiểu đội lính dõng đóng tại đây bỏ chạy. Nhưng chỉ 3 ngày sau, một đơn vị
lính do sĩ quan Pháp chỉ huy chiếm lại đồn Mõ Nhai và huyện lỵ Bắc Sơn.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra tự phát, nên khi lãnh đạo
chi bộ Chu Văn Tấn được tin, ông cấp tốc liên lạc với Xứ ủy Bắc Kỳ xin chỉ thị.
Xứ ủy nhanh chóng điều Trần Đăng Ninh về Bắc Sơn cùng Chu Văn Tấn thiết lập
ủy ban khởi nghĩa ngày 16-10, thành lập đội du kích gồm 20 người, và tuyên bố
xóa bỏ chính quyền thực dân. Lực lượng khởi nghĩa đánh phá nhà cửa của các
thành phần phản động, tịch thu thóc gạo, vải vóc và tiền bạc đem chia cho dân
nghèo. Họ cũng xử tử các nhân vật làm mật thám cho Pháp.
Ngày 28 tháng 10, khoảng một ngàn người tập trung tại
làng Vũ Lăng để nghe diễn văn cách mạng và chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mõ Nhai.
Tuy nhiên một chủ đồn điền Pháp tại địa phương nghe được tin này từ trước đã cấp
báo cho Pháp. Quân Pháp từ đồn Mỏ Nhài dùng đường tắt băng qua đèo, tấn công
vào khu mitting. Những người tham gia cuộc mitting bị bất ngờ, bỏ chạy toán loạn.
Quân Pháp tiếp đó cho hành quyết công khai, đốt phá nhà cửa, ruộng nương, cướp
lúa gạo và gia súc. Quân Nhật không can thiệp, để Pháp tái lập trật tự, theo
thỏa thuận đã ký ngày 22 tháng 9. Nghĩa quân rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng
Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguên). Đến cuối năm 1940 thì khởi nghĩa Bắc Sơn bị
coi như tan rã hoàn toàn.Khởi nghĩa Bắc Sơn tuy diễn ra trong thời gian ngắn và
bị thất bại, song đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, khởi nghĩa có tầm vóc,
ý nghĩa và để lại nhiều bài học kinh nghiệm to lớn:
Một là, sự
lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, trực tiếp là Đảng bộ Bắc Sơn
trong nắm bắt thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân là nhân tố
quyết định thắng lợi của Khởi nghĩa Bắc Sơn. Đây là thắng lợi đầu tiên của khởi
nghĩa vũ trang cách mạng kể từ khi Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
trong những năm 1939 - 1940, thành lập chính quyền nhân dân đầu tiên trong cả
nước. Khởi nghĩa Bắc Sơn vì thế có tầm vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn, sâu sắc cả
về phương diện chính trị và quân sự, tác động, ảnh hưởng tới phong trào cách mạng
của cả nước và trở thành một sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng
của nhân dân Việt Nam.
Hai là, khởi
nghĩa Bắc Sơn là biểu hiện sức sáng tạo và tài thao lược trong chỉ đạo khởi
nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng
định ý nghĩa lịch sử to lớn, góp phần xây dựng chính quyền nhân dân và vũ trang
quần chúng cách mạng, hình thành đội du kích Băc Sơn, tiền thân của Cứu quốc
quân I, tiến tới xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Mặt khác, nghệ
thuật chỉ đạo, phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, tập trung của trí tuệ,
ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt là tổ chức lực lượng quần
chúng nhân dân các dân tộc Bắc Sơn phối hợp chiến đấu với lực lượng du kích, tự
vệ tại chỗ đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn chiến thắng kẻ thù xâm lược, tạo
thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam.
Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng trở thành nhân tố quyết định đối với sự trưởng thành, phát triển của quân đội ta. Thực tế Quân đội đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược và xây dựng Quân đội ngày càng hùng mạnh.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa