Ngày 03/6/2019, trên trang Blog Việt
Tân đăng tải bài viết “Quốc hội Việt Nam có cần thiết phải họp?”. Nội dung bài
viết đã xuyên tạc một cách trắng trợn vị trí, vai trò của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đầu tiên, cần phải thống nhất rằng
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền
lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” (Điều 69, Hiến pháp năm 2013 quy định).
Như vậy có thể thấy rằng vị trí, vai trò của Quốc hội đã được cụ thể hóa rất rõ
trong Bộ luật cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là Hiến
pháp.
Vị trí, vai trò của Quốc hội là do
đâu mà có? Có phải do ý muốn chủ quan của một tổ chức, cá nhân nào không? Xin
thưa không phải. Điều này xuất phát từ sự hình thành của Quốc hội, là cơ quan
duy nhất do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra. Mặc dù trong hệ thống các cơ
quan Nhà nước, nhân dân còn trực tiếp bầu ra đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp,
song Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do cử tri ở
các địa phương bầu ra, trong khi Quốc hội do toàn thể cử tri toàn quốc bầu ra.
Điều đó đã trao cho Quốc hội ưu thế đặc biệt, là cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân, đại diện cho Nhân dân cả nước
Trong các chức năng của Quốc hội,
có chức năng lập pháp. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, bởi vì
theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân,
Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ
quan Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Chỉ Quốc hội mới có
quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của Nhân dân thành luật, thành các quy định
chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tàng lớp dân cư trong
xã hội. Trong năm 2018 và 2019, hoạt động của Quốc hội tiếp tục có nhiểu đổi mới,
nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng ngày càng dân chủ, kỷ cương, để lại
nhiều dấu ấn tốt đẹp. Quốc hội đã thảo luận, xem xét, thông qua 16 dự án luật,
7 nghị quyết, cho ý kiến 15 dự án luật (tại kỳ họp thứ Năm và thứ Sáu).
Như vậy có thể thấy rằng, Quốc hội họp là cần thiết, là để thể chế
hóa ý chí nguyện vọng của Nhân dân, để quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước theo đúng chức năng của Quốc hội.
Hồng Lâm
Trên thế giới này, không tổ chức, cá nhân nào có tư cách đòi hỏi Việt Nam phải theo ý muốn của họ; Việt Nam có lập trường, quan điểm riêng của mình. Các nhà dân chủ giả tạo không có đóng góp gì cho đất nước Việt Nam thì đừng có đòi hỏi và chọc phá nữa.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Trả lờiXóa