Những ngày trước, trong và sau Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa XII diễn ra, các thế lực thù địch, phần tử
cơ hội chính trị gia tăng các hoạt động chống phá, trong đó tập trung vào công
tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.. Điển
hình, trên một số trung tâm truyền thông, xuyên tạc Hội nghị Trung ương lần thứ
mười của Đảng cho rằng: “Chống tham nhũng thực ra là đấu đá nội bộ, không thể
chống tham nhũng trong một thể chế như thế”.
Phòng,
chống tham nhũng là lĩnh vực vô cùng khó khăn, phức tạp; ngay cả Liên hợp quốc
cũng ban hành những Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà rất nhiều
quốc gia là thành viên. Là thành viên có trách nhiệm, những quy định của Điều
ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng được Việt Nam đưa vào pháp luật như Bộ
luật Hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng. Tham nhũng được Đảng xác định là
nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng
được gọi là đấu tranh với “giặc nội xâm”. Điều 92 - Luật Phòng, chống tham
nhũng quy định: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công
tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người
đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác”. Thực tế, chưa bao giờ như thời gian
qua, công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện với quyết tâm chính trị
cao, quyết liệt như vậy. Bằng chủ trương lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu
dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
Từ
nhận thức thống nhất, quan điểm kiên quyết, nhất quán, cách làm quyết liệt, bài
bản và khoa học, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tính
trong hơn hai năm qua, các cấp uỷ đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ
luật hơn 490 tổ chức đảng và 35.000 đảng viên vi phạm. Trong số đó có hơn
1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái, 60 cán bộ
lãnh đạo cấp cao diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 05 Ủy viên
Trung ương Đảng, 01 Ủy viên Bộ Chính trị đương chức bị xử lý kỷ luật. Bộ Công
an đã khởi tố, điều tra, truy tố nhiều cá nhân trong đó có những cán bộ lãnh
đạo cấp cao theo quy định của pháp luật.
Như
vậy, bất kể là ai, có chức vụ cao hay thấp, vị trí công tác ở lĩnh vực nào đi
nữa, nếu có hành vi tham nhũng, lãng phí đều chịu sự điều chỉnh, bị xử lý
nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Công tác phòng, chống tham nhũng không
có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kể người
đó là ai.
Với
quan điểm, thực tiễn rõ ràng, cụ thể như vậy, luận điệu: “Phòng chống tham
nhũng đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực”; “Đảng không thể đấu tranh phòng,
chống tham nhũng”… là rất trơ trẽn. Với cách lập luận từ cơ sở lý luận, thực
tiễn như trên, luận điệu cho rằng “tham nhũng là mang tính bản chất của chế
độ”, “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể phòng, chống được tham nhũng”… là xuyên
tạc bản chất, thể chế của chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước.
Rõ ràng đây là những âm mưu thâm độc, nguy hiểm với
thương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân cần phải
đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh trong điều kiện hiện nay./.
Bọn phản động thường chống phá Đảng, Nhà nước ta rất ngông cuồng; chúng xuyên tạc trắng trợn tình hình đất nước, vu cáo Đảng. Đây là những luận điệu cũ rích của đám dân chủ; bọn chúng phải bị xã hội kịch liệt lên án.
Trả lờiXóaMọi luận điệu xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng và Nhà nước ta đều nhằm thực hiện mưu đồ đen tối; chúng ta phải đấu tranh vạch mặt bọn chúng để làm trong sạch đời sống tinh thần của xã hội.
Trả lờiXóa