Có thể thấy Diễn đàn Xã
hội Dân sự đã chi phối buổi tọa đàm này, trên 3 điểm. Về mặt nội dung, hầu hết
các tham luận của buổi tọa đàm đều là bài viết đã công bố trên các website thân
Diễn đàn – như BauxiteVN, Viet-studies, Lập Quyền Dân....Về mặt nhân sự, tọa
đàm có sự góp mặt của nhiều nhân vật quen thuộc trong các chiến dịch đòi “thân
Mỹ - thoát Trung” của Diễn đàn – như Chu Hảo, Vũ Ngọc Hoàng, Phạm Chi Lan,
Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Trung, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn
Quang Dy, Nguyễn Xuân Diện, Lê Mã Lương, Đào Tiến Thi, Phạm Viết Đào…Về mặt đơn
vị tổ chức, VUSTA chịu nhiều ảnh hưởng của ông Chu Hảo, trong khi Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển là ông Hoàng Ngọc Giao, một
người thường kêu gọi thay đổi thể chế khi trả lời phỏng vấn đài BBC tiếng Việt.
Trong các tham luận, phát
biểu tại buổi tọa đàm, và các bài viết hưởng ứng sau đó, các thành viên Diễn
đàn Xã hội Dân sự đã phát đi thông điệp:
Họ kích động dư luận
bằng các câu nói “nước sắp mất”, “Tổ quốc lâm nguy, hành động hay không hành
động”; và gọi buổi tọa đàm là “hội nghị Diên Hồng”… Thiếu tướng Lê Mã Lương thể
hiện rõ thái độ kích động, khi tuyên bố rằng nếu bãi Tư Chính mất, ông sẽ cầm
đầu anh em quân đội đến “hỏi tội” Bộ Ngoại giao.
Họ tiếp tục gửi 5 yêu
sách của họ đến Hội nghị Trung ương 11, Khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, kéo
dài từ ngày 7 đến ngày 12/10. Họ cũng phát biểu yêu sách một cách thẳng thừng
hơn trước. Chẳng hạn, ngay trong buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trung (cựu đại sứ
Việt Nam tại Thái Lan) đã đọc thư kiến nghị đòi “dân chủ hóa đất nước”, “thả tù
chính trị”, thả những người đi tù “vì biểu tình khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa
là của Việt Nam”.
Qua các tường thuật và
tổng hợp khái quát trên cho thấy, đây là buổi tọa đàm trá hình, đội lốt về vấn
đề Biển Đông để tạo cơ hội, tạo diễn đàn cho những thành phần bất mãn, cơ hội,
suy thoái tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước
Thứ ba, khi thấy vấn đề
Trung Quốc không được nhắc đến trong diễn văn khai mạc và nội dung thảo luận
của Hội nghị Trung ương 11, họ đồng loạt tuyên truyền rằng Đảng Cộng sản Việt
Nam “bán nước”. Đặc biệt Lưu Trọng Văn, Tương Lai và Nguyễn Đình Cống đồng loạt
tung tin rằng nhiều lãnh đạo, “từ địa phương cho đến trung ương” của Đảng Cộng
sản, đã bị “dọa nạt, mua chuộc, khống chế”, để biến thành “gián điệp” của Trung
Quốc tại Việt Nam. Để chứng minh cáo buộc này, Tương Lai viện dẫn clip bài giảng
bị rò rỉ năm 2017 của Thiếu tướng Trương Giang Long, trong đó ông Long nói
Trung Quốc đã tìm cách làm Việt Nam suy yếu từ bên trong, bằng cách “cài cắm,
móc ngoặc, lôi kéo” hàng trăm “phần tử cơ hội chính trị”.
Trong hướng tuyên truyền
này, họ cũng quy kết một số lãnh đạo đương nhiệm là “thân Trung Quốc” hoặc “bán
nước”. Cụ thể, Mạc Văn Trang, Tô Văn Trường viết rằng Trưởng Ban Tổ chức Trung
ương Phạm Minh Chính và Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng phải chịu trách
nhiệm về việc nhiều cán bộ Việt Nam
được đưa đi đào tạo ở các trường Đảng Trung Quốc. Nguyễn Quang A viết rằng Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng “chẳng ra gì” nên mới không nhắc đến chuyện bãi Tư
Chính; trong khi Tương Lai viết rằng ông Trọng bắt chước mô hình của Tập Cận
Bình để thâu tóm quyền lực.
Thứ tư, họ hô hào tự
diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam . Cụ thể,
Tương Lai viết rằng thế hệ của ông chỉ là “lớp người lót đường”, để “thế hệ
mới”, “còn giữ được lý tưởng và phẩm cách Đảng viên” xuất hiện và tạo ra thay
đổi. Nguyễn Đình Cống kêu gọi “một số người” “từ Trung ương Đảng” “hợp với
nhau”, để tạo thành một “hạt nhân có chính nghĩa”, nhằm quy tụ niềm tin của dân
chúng.
Việt Nam đã có những ứng xử rất khôn khéo trong vấn đề Biển Đông; điều đó đã được các nước trên thế giới đánh giá rất cao; tuy nhiên bọn phản động lại xuyên tạc, bóp méo sự thật và cho rằng Việt Nam đã nhún nhường; đây là những luận điệu hết sức phản động; chúng ta phải cảnh giác.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi cũng đồng quan điểm
Xóa