Hội nghị lần thứ 11,Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Khóa XII diễn ra từ ngày 7-12/10, tại Thủ đô Hà Nội, đã
bàn thảo nhiều nội dung quan trọng, mang tầm chiến lược đối với sự phát triển của
đất nước trong thời kỳ mới. Trong hội nghị này trung ương đã thảo luận và đưa
ra nhiều quyết sách quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới,
chuẩn bị cho đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong đó đặc biệt quan trọng là vấn
đề Siết chặt kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Tại Hội nghị lần
này, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét thi hành kỷ luật Đảng đối với hai
cán bộ cấp cao thuộc diện trung ương quản lý (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng
khóa X, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son; Ủy viên
Trung ương Đảng khóa XII, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư
Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn).Như
vậy, từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, 7 tổ chức đảng và hơn 70 cán bộ cao cấp
thuộc diện Trung ương quản lý đã bị kỷ luật, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị,
Ủy viên Trung ương Đảng và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng và nguyên
Bộ trưởng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy và nguyên Bí thư Tỉnh
ủy, tướng lĩnh công an, quân đội…Điểm mặt chỉ tên từng tổ chức, cá nhân và qua
những con số cụ thể cho thấy kỷ luật Đảng là nghiêm minh và hết sức công bằng,
không có “vùng cấm,” không có “ngoại lệ,” không còn “hạ cánh an toàn”… Sai lầm,
khuyết điểm không chỉ thuộc về tập thể, mà từng cá nhân liên quan đều phải chịu
trách nhiệm, trả giá cho hành vi và hậu quả gây ra. Với mục đích giữ nghiêm kỷ
luật, kỷ cương của Đảng là cần thiết, không thể không làm. Tuy nhiên, ở một góc
độ khác, nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật như vậy, trong đó không ít trường
hợp phải xử lý hình sự là một tổn thất lớn không chỉ với cá nhân người bị xử lý
mà cả đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị chủ quản, nhìn rộng hơn còn gây tổn hại
đối với uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân.
Thế nhưng trên không gian mạng hiện
nay các đối tượng như Lý Thái Hùng đã có bài viết “Đấu đá bùng nổ với Hội Nghị
Trung ương 11” ; Nguyễn Hương Trà với bài “nhân sự rối mù với các quy định”, “Rối
rắm trước Đại hội trung ương 11”; Nguyễn Đình Cống với bài “Bàn về chạy chức,
chạy quyền”; nhằm bôi nhọ, xuyên tạc, đưa những thông tin lệch lạc về công tác
kỷ luật cán bộ và chuẩn bị nhân sự BCHTW của Đảng trước thềm Đại hội XIII của Đảng
ta. Khi chưa biết rằng nguyên tắc tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển
của Đảng ta. Việc nhìn nhận đánh giá đúng thực trạng, nhìn rõ sự thật những hạn
chế trong công tác cán bộ của Đảng và việc xử lý, kỷ luật những cán bộ cấp cao
thuộc diện trung ương quản lý là hoàn toàn hợp lý, để tiếp tục xây dựng Đảng
ngày càng vững mạnh, tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng thực hiện sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Xét về cục diện tổng thể trên
thế giới, rất nhiều những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia…và nhiều quốc
gia khác cũng đã dùng cán cân, sự nghiêm minh của pháp luật để xử lý vi phạm của
những cán bộ cấp cao, trong đó có cả nguyên thủ quốc gia. Phải chăng như vậy
cũng là sự đấu đá, thanh trừng lẫn nhau của các đảng phái, phe cánh ở các quốc
gia; hay là việc nhân dân lựa chọn, bầu họ đảm nhiệm những cương vị ấy là “chạy
chức, chạy quyền”… như các đối tượng đã nói. Với cách nhìn phiến diện, thiển cận
như vậy các đối tượng đó hoàn toàn không đủ tư cách để bàn, để nói về bất cứ nội
dung gì liên quan đến việc tổ chức, sắp xếp, tạo nguồn công tác cán bộ của Đảng
ta.
Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật và chống đối Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.
Trả lờiXóaCác thế lực phản động, thù địch dùng nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt tập trung chống phá Đảng ta cả trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức. Vì vậy, chúng ta cần tỉnh táo nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng.
Trả lờiXóa