Với thế hệ
trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học
tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia
nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật,
tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp
với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước.
Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là
việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt
muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện
sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng
yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà
còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng
yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.
Ngày nay,
lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập
toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ
then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện
hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh".
Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành
triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự
chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ
cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có
nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa.
Chúng ta
thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và
tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho
hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày
càng phát triển.
Chúng ta
yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước
ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế .
Chúng ta
yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:
“Dân ta phải
biết sử ta
Cho tường
gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Chúng ta
tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập
chứ không hòa tan.”
Trên thực
tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn"
cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện
ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc
làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến
công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có
những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn
ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa
dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh
thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi
phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa.
Còn các mạng
xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình
cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng
ngày lễ lớn của đất nước.
Bên cạnh
đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Chắng hạn như đối tượng Canhco
lại tán phát bài “tại sao tuổi trẻ Việt Nam im lặng” với phủ nhận những đóng
góp tích cực của giới trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xuyên tạc
đường lối, chính sách của Đảng. Họ cũng biết hỏi rằng tại
sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản
thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình
hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa,
lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy
rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả
sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình.
Nhưng
không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt
Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất
đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn
cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi
đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những
xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta
hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên
Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng
yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ
lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh
niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần do các thanh niên”. Vì vậy phải thường xuyên chăm lo giáo dục, rèn luyện cho đội ngũ thanh niên vững mạnh; đủ sức gánh vác trọng trách của non sông.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng đồng quan điểm
Xóa