Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

NV237 - Mạng xã hội là ảo nhưng chế tài xử phạt là thật


Mạng xã hội đang trở thành nơi chia sẻ thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng…Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Với dân số hơn 96 triệu người và tỉ lệ đô thị hóa là 35%, lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2018, 2019 đạt hơn 64 triệu người dùng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xuất hiện thêm nhiều mạng xã hội khác do chính các đơn vị trong nước cung cấp.
Bên cạnh các mặt tích cực của mạng xã hội mà ai cũng biết thì việc sử dụng mạng xã hội một cách vô tội vạ đang đặt người dùng vào nhiều tình huống tiềm ẩn rủi ro. Vì muốn thể hiện bản thân, gây sốc câu like, câu view, nhiều người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là bạn trẻ đã không lường trước được các hệ lụy có thể xảy ra cho bản thân cũng như cộng đồng.
Cùng với sự phát triển của đời sống, các trang mạng xã hội đã ngày càng có những ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức, tình cảm, thái độ hành vi của con người và toàn xã hội. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn có không ít người cho rằng mạng xã hội là môi trường “ảo” nên có thể tự do phát ngôn, tự do thông tin mà không phải chịu trách nhiệm. Suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm bởi việc tung tin thất thiệt, sai sự thật gây hoang mang là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào nội dung tin đồn, tính chất, mức độ, động cơ của hành vi và hậu quả của việc tung tin tác động đến xã hội như thế nào sẽ có hình phạt tương ứng. Cụ thể:
Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự cũng có những quy định về vấn đề này.
Về xử phạt hành chính, theo Điểm a Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng với hành vi “cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.
Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định cũng quy định: Xử phạt 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.
Trong trường hợp, nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt có tính chất vu khống thì xử lý theo quy định tại Điều 122, Bộ luật Hình sự. Người phạm tội vu khống có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.
Trường hợp không xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người đưa tin lên mạng thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự, tội “Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật” (nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của bộ luật này). Hành vi xâm phạm đó gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm tù.
Vì vậy, khi là một người sử dụng mạng xã hội, chúng ta nên chọn lọc tin tức từ những nguồn có độ xác tín cao, đồng thời tạo cho mình thói quen suy đoán xem độ chính xác của tin tức tới đâu. Để ngăn chặn sự phát tán của tin giả trên môi trường mạng xã hội, thì cách hiệu quả nhất là mỗi người dùng đều cần có khả năng đề kháng trước những thông tin sai sự thật và không tiếp tay cho việc phát tán. Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, văn hóa của người sử dụng mạng xã hội, nhất là giới trẻ, để từng người sử dụng có ý thức, trách nhiệm hơn khi phát ngôn trên mạng xã hội. Khi tham gia mạng xã hội, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với cộng đồng và chịu trách nhiệm về thông tin mình đăng tải. Và người tiếp nhận cần tỉnh táo trước các thông tin mà mình tiếp nhận, nhất là những thông tin chưa được kiểm chứng.

2 nhận xét:

  1. Hiện nay trên các trang mạng xã hội tràn lan các thông tin xấu độc; hầu hết là các tin xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chống đối chính quyền. Vì vậy cần triển khai các nhiệm vụ trong hoạt động nhận diện và phòng chống các thông tin xấu độc, sai sự thật trên môi trường mạng.

    Trả lờiXóa
  2. Đã có Luật An ninh mạng; ai sai phạm cũng sẽ bị xử lý

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...