Hiện nay trong các cuộc biểu tình ở Mỹ, nhiều người da màu đã cầm lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam để phản đối nạn kỳ thị chủng tộc ở Mỹ. Khi hỏi vì sao thì họ trả lời: “Việt Nam là biểu tượng cho tự do và bình đẳng, không phân biệt giai tầng”. Người khác nói: “Đơn giản người Việt Nam không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc”... hoặc là họ trả lời: “Việt Nam đã chiến thắng những áp bức, bất công của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc... Người Việt Nam không gọi những người da đen chúng tôi là “mọi rợ”...
Nghĩ về những câu trả lời trên làm chúng ta nhớ lại câu nói nổi tiếng của Võ sĩ quyền anh Muhammad Ali tại toà vì từ chối lệnh gọi nhập ngũ sang chiến trường Việt Nam năm 1967. Khi đứng trước tòa, Vị chủ tọa phiên tòa hỏi ông: "Vì sao anh chống lại nước Mỹ?”. Muhammad Ali đã trả lời rất hiên ngang: "Tôi không có gì bất đồng với Việt Cộng... không có người Việt Cộng nào gọi tôi là mọi đen cả. Tại sao tôi phải đi 10 ngàn dặm để thả bom lên đầu những người Việt Nam vô tội trong khi người da đen ở Louisville (Mỹ) đang bị đối xử như những con chó và không có được những quyền cơ bản nhất của một con người". Vào ngày 20/06/1967, Bồi thẩm đoàn gồm toàn các thẩm phán da trắng ở Houston đã buộc tội Muhammad Ali 5 năm tù và cấm ông thi đấu 3 năm.
Nhiều người Mỹ da màu, nhân dân tiến bộ trên thế giới vẫn hiểu rằng, Cộng sản Việt Nam chỉ hướng tới độc lập dân tộc, hòa bình và bình đẳng chứ không đi xâm lược, không kỳ thị chủng tộc, phân biệt màu da... Đó cũng là biểu tượng và mong ước của người dân các nước khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam.
Sau gần nửa năm cả thế giới đương đầu với đại dịch Covid-19, chắc hẳn mỗi người dân thông thái đều có thể nhận rõ bản chất chế độ nào mới thực sự là mong ước của loài người tiến bộ, khi ở thời điểm này, Mỹ có khoảng hơn 2 triệu người nhiễm Covid -19 và hơn 117 nghìn người chết vì con virus này.
Cuối cùng là kết luận bằng câu nói hình tượng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Trước đây, sau năm 1975 một thời gian dài, người ta nói: “Nếu cái cột điện biết đi thì chạy sang Mỹ hết”. Còn bây giờ, thực tại nước Mỹ những tháng qua và nhiều nước khác thì “Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam”.
Không có nước nào trên thế giới nhân văn như Việt Nam cả; điều đó đã được cả thế giới ghi nhận
Trả lờiXóaBạn nói rất hay, tôi cũng nghĩ như bạn
XóaViệt Nam là nơi đáng sống nhất trên thế giới
Trả lờiXóa