NV37H - THI HÀNH NGHIÊM KỶ LUẬT ĐẢNG - KHÔNG CÓ VÙNG “VÙNG CẤM”
Tham nhũng vốn là “khuyết tật bẩm
sinh” của quyền lực, vì ở chế độ nào, thời nào thì “căn bệnh nan y” này dường
như khó trị. Ở nước ta cũng vậy. Trong hầu hết các cuộc tiếp xúc cử tri trước đây,
không lần nào không có những ý kiến bức xúc về thực trạng này. Nhưng trong
nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, nó không còn là “khuyết tật bẩm sinh” nữa. Đảng
đã bắt đúng căn nguyên của bệnh tình và có phác đồ điều trị hiệu quả.
"… Phải tiến hành đồng bộ giữa
kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự. Kỷ
luật của Đảng phải thực hiện trước, là tiền đề để xử lý kỷ luật hành chính của
Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự”. Đây là một trong những bài học quý
rút ra từ công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua được Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết về công tác này giai đoạn 2013
- 2020.
Phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực
phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các
hành vi tham nhũng; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát
hiện, xử lý là đột phá, quan trọng. Trong phát hiện, xử lý phải quán triệt
nguyên tắc: Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến
đâu xử lý đến đó; xử lý cả hành vi tham nhũng và hành vi dung túng, bao che cho
tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Có dấu hiệu phạm tội thì
phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định
của pháp luật; vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm theo
quy định của Đảng, Nhà nước, đoàn thể. Phải tiến hành đồng bộ giữa kỷ luật
Đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự. Kỷ luật của
Đảng phải thực hiện trước, là tiền đề để xử lý kỷ luật hành chính của Nhà nước,
của đoàn thể và xử lý hình sự. Việc xử lý phải lấy giáo dục, răn đe, phòng ngừa
làm chính, kết hợp giữa trừng trị với khoan hồng; đồng thời bảo vệ, khuyến khích
những người dám nghĩ, dám làm, đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung.
Trong các dấu ấn của nhiệm kỳ Đại
hội XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là phòng, chống tham nhũng
(PCTN) là điểm nhấn thuyết phục nhất, được nhân dân trong nước và bạn bè quốc
tế ghi nhận, đánh giá cao nhất. Chưa bao giờ, trong một nhiệm kỳ mà hơn 110 cán
bộ diện Trung ương quản lý bị thi hành kỷ luật, trong đó có nhiều cán bộ cấp
cao, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng, các tướng lĩnh, có người từng vang
bóng một thời. Từ năm 2013 - năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, đến
nay, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hơn 11.700 vụ án
tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400
bị cáo; trong số cán bộ Trung ương quản lý bị xử lý hình sự, có một Ủy viên Bộ
Chính trị, bảy Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, bốn bộ trưởng, nguyên
bộ trưởng, bảy sĩ quan cấp tướng. Một con số chưa từng có.
Với hàng loạt vấn đề đặt ra như thế,
thiết nghĩ để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, trước hết cần rà soát, phát hiện,
bịt cho được các lỗ hổng trong cơ chế quản lý, kiểm soát quyền lực, trong kiểm
tra, giám sát việc thực thi công vụ của người có chức quyền, nhất là người đứng
đầu. Việc xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực phải chặt chẽ, đồng bộ để người
có quyền lực không thể tham nhũng và xử lý thật nghiêm để họ không dám tham
nhũng. Mọi hoạt động, mọi quy trình công tác, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm, dễ
phát sinh tiêu cực, các cơ quan phải công khai, minh bạch, bất cứ cán bộ, đảng
viên và người dân nào cũng biết mà giám sát, để người thực thi công vụ không
thể làm khác được. Các cơ quan PCTN cần rà soát, luân chuyển, bố trí, xây dựng
đội ngũ cán bộ của mình thật sự là cán bộ chí công, vô tư; PCTN trước hết làm
mạnh ngay trong cơ quan mình, xử lý nghiêm trường hợp tham nhũng, bằng mọi cách
“nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế. Có như thế mới ngăn chặn được tham
nhũng - một “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực.
Tất cả các cán bộ có sai phạm đều phải bị xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóa