Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

NV38H - BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

        Sáng nay 05/01/2020, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại điều 117, bộ luật Hình sự 2015 - sửa đổi bổ sung năm 2017 do Phạm Chí Dũng cùng đồng phạm là Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn thực hiện, xảy ra tại TP Hồ Chí Minh.

        Lợi dụng vấn đề trên trang facebook Chân Trời Mới media, ngày 05/01/2020 đối tượng Nguyễn Văn Đài tán phán bài “Hội Nhà báo Độc Lập tuyên truyền chống nhà nước độc tài: Công hay tội?” nội dung vu cáo các cơ quan chức năng “bắt giam không có chứng cứ” 03 đối tượng gồm: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn thuộc “Hội Nhà báo Độc Lập”; xuyên tạc cho rằng quyền lực Nhà nước “không thuộc về nhân dân”; bôi nhọ, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ đồng thời đưa ra yêu cầu “tự do lập hội, tự do biểu tình”; kích động người dân xuống đường đòi trả tự do cho các đối tượng trên.

        Cụ thể nội dung vụ án thể hiện, từ năm 2014, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn thường xuyên tiếp xúc các đối tượng, tổ chức có tư tưởng bất mãn về chính trị trong và ngoài nước. Từ đó, Dũng nảy sinh tư tưởng bất mãn với chính quyền nên đã khởi xướng thành lập cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam". Sau khi tự lập hội, Phạm Chí Dũng giữ vai trò “chủ tịch hội”, Nguyễn Tường Thụy làm “phó chủ tịch”.

        Cơ cấu tổ chức của hội này gồm “văn phòng hội”, “ban sự kiện và đào tạo”, “ban truyền thông”, “ban cải cách thể chế”, “ban quan hệ quốc tế”, “chi hội miền Bắc” (Nguyễn Tường Thụy phụ trách), “chi hội miền Trung”, “chi hội miền Nam” và “chi hội hải ngoại”. Phạm Chí Dũng chỉ đạo Đoàn Thị Phương Thảo (hiện ở nước ngoài) tạo lập trang web và blog “Việt Nam Thời Báo” do Dũng quản trị, tiếp nhận và duyệt đăng thông tin, bài viết của mình, của hội viên và của các cộng tác viên.

        Để thực hiện việc điều hành trang web, blog trên, Phạm Chí Dũng chỉ đạo Lê Hữu Minh Tuấn và Đoàn Thị Phương Thảo trực tiếp quản trị, quản lý kỹ thuật và thực hiện việc đăng tải các thông tin, bài viết sau khi được Dũng duyệt. Để tăng lượng truy cập trang web, blog trên, Dũng chỉ đạo lập và sử dụng các tài khoản mạng xã hội Facebook (giao cho Nguyễn Tường Thụy phụ trách và duyệt nội dung), Twitter, YouTube... đặt cùng tên “Việt Nam Thời Báo” và các tài khoản Facebook cá nhân để quảng bá nội dung, thông tin bài viết của “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”.

        Với các hành vi trên, ngày 18/11/2019 Cơ quan An ninh Điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Chí Dũng vào ngày 21/11/2019; Nguyễn Tường Thụy vào ngày 23/5/2020; Lê Hữu Minh Tuấn vào ngày 12/6/2020 để tiến hành điều tra về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

        Ngày 15/10/2020, Cơ quan An ninh Điều tra đã kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm soát đề nghị truy tố đối với 3 bị can Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tuyên phạt bị cáo Phạm Chí Dũng sinh năm 1966 mức án 15 năm tù; cùng tội danh trên, cơ quan xét xử phạt Nguyễn Tường Thụy, sinh năm 1950 và Lê Hữu Minh Tuấn, sinh năm 1989, mỗi bị cáo bị phạt 11 năm tù về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Sau khi mãn hạn tù, cả 3 bị cáo phải chịu thêm 3 năm quản chế tại địa phương.

        Theo Hội đồng xét xử, hành vi chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ mối đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước.

        Đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Các bị cáo là những người có trình độ văn hóa, nhận thức pháp luật nhưng với tư tưởng bất mãn nên đã cố tình phạm tội. Từ những phân tích đó, HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo mức án nghiêm khắc trên để răn đe và phòng ngừa, giáo dục chung cho toàn xã hội.

        Qua vụ việc trên giúp chúng ta nhận rõ hoạt động của các thế lực lù địch lợi dụng danh nghĩa các nhà báo để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy việc đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là cuộc chiến đấu lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi các cơ quan báo chí cần chủ động, vào cuộc quyết liệt, kiên trì và bền bỉ. Trong cuộc chiến này các nhà báo và cơ quan báo chí không thể hoạt động tự thân và đơn phương, chỉ có phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, các cấp, các ngành, chúng ta mới đủ sức đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong đời sống xã hội./.

1 nhận xét:

  1. Mỗi người dân Việt Nam phải kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...