Thời gian vừa qua, càng đến gần Đại hội XIII của Đảng, trên mạng xã
hội, các thế lực thù địch đang ráo riết đăng tải nhiều bài viết có tính chất
xuyên tạc, bóp méo, nói xấu Đảng, Nhà nước. Điều nguy hiểm là thông tin giả,
tin đồn thất thiệt về nhân sự đưa ra với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước, bôi
nhọ cán bộ lãnh đạo lại được một số người nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác, hoặc vì
những động cơ xấu đã phát tán, chia sẻ, lan truyền.
Một
thủ đoạn chống phá đại hội Đảng nữa mà các đối tượng thù địch, phần tử cơ hội
chính trị thường dùng, đó là xuyên tạc, hạ thấp uy tín của Đảng, qua việc xử lý
những vụ việc phức tạp. Thời gian qua, với quyết tâm cao, không có vùng cấm,
Đảng và Nhà nước ta đã hành động quyết liệt để xử lý những vụ án tham nhũng
lớn. Nhiều cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, khởi tố, thậm chí có cả cán bộ cấp cao
đương chức. Thế nhưng, một số phần tử phản động và các trang mạng xã hội lại
cho rằng: Tệ nạn tham nhũng do chế độ, cơ chế mà ra. Rồi thì cuộc chiến chống
tham nhũng thực chất là "cuộc đấu đá nội bộ"…, cố tình tạo ra cái
nhìn sai lệch của nhân dân và cộng đồng quốc tế về tình hình trong nước. Trong
thời gian vừa qua, công tác đấu tranh chống tham nhũng của Đảng đạt được nhiều
kết quả to lớn, góp phần làm trong sạch bộ máy và tang cường niềm tin của nhân
dân đối với Đảng. Kết quả này có được là nhờ sự quyết tâm hành động của toàn
Đảng, mà đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – người đã
tuyên chiến với tham nhũng và khởi xướng công cuộc làm trong sạch bộ máy. Đây
cũng là kết quả được nhân dân, toàn xã hội và cả cộng đồng quốc tế đánh giá cao
và ghi nhận.
Thế
nhưng, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, ngày 03/01/2021 đối tượng Hoài Nguyễn
lại tán phát bài “Ở Việt Nam có tham nhũng chính trị không”, nội dung xuyên tạc
công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước; vu khống các đồng
chí cán bộ cấp cao của Đảng “lạm dụng quyền lực chính trị để trục lợi cá nhân”;
bôi nhọ, nói xấu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; đồng thời kêu gọi
thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Những luận điệu này khơi dậy những nghi
ngờ năng lực của các lãnh đạo Đảng và vai trò của những cán bộ cốt cán trên mặt
trận đấu tranh với tham nhũng tiêu cực.
Xuyên
tạc thành tựu đạt được chưa đủ, các thế lực thù địch và các phần tử cực đoan
còn khoét sâu thổi phồng khuyết điểm nhằm hạ uy tín các cán bộ dự kiến được lựa
chọn, giới thiệu để đại hội bầu vào cấp ủy khóa mới.
Âm
mưu này không chỉ làm nhiễu thông tin về cán bộ, phá hoại công tác nhân sự cho
Đại hội mà nguy hiểm hơn, nó còn phá hoại niềm tin của nhân dân với Đại hội và
với Đảng. Các đối tượng xấu sẽ tiến hành phá hoại công tác nhân sự, tuyên
truyền, xuyên tạc về công tác chuẩn bị, nội dung, tính chất hoạt động bầu cử
trước thềm Đại hội Đảng. Gắn liền với đó, chúng chống phá công tác cán bộ, cho
rằng công tác cán bộ của Đảng ta là không dân chủ, thiếu minh bạch, làm theo
kiểu "áo gấm đi đêm"; việc quy hoạch, sắp xếp cán bộ "không có
dân chủ"… nhằm phá hoại an ninh chính trị nội bộ, phá hoại sự kiện chính
trị - xã hội quan trọng nhất của đất nước. Từ đó hòng làm giảm sút uy tín của
Đảng, lung lạc niềm tin của nhân dân đối với chế độ và hệ thống chính trị.
Nhưng mục đích sâu xa hơn của chúng là đòi "đa nguyên, đa đảng", tìm
cách xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Trả lờiXóa