|
Lịch sử đất nước Myanmar
rất oai hùng trong quá khứ khi họ từng đánh bại cả người Xiêm La và nhà Thanh.
Vua Hsinbyushin và vị tướng lừng danh Maha Thiha Thura đã từng 4 lần khuất phục
quân đội nhà Thanh, thắng cả quân lục doanh lẫn cả Bát Kỳ Mãn Châu, buộc Càn
Long phải từ bỏ ý đồ xâm lược Miến Điện. Nếu không có cuộc chiến đó thì có lẽ
giờ đây 1/2 diện tích Đông Nam Á thuộc về họ, lãnh thổ Miến Điện gồm cả Chân
Lạp, Thái Lan và Lào ngày nay, phía Bắc đến tận bờ Đông sông Ấn và một phần của
Vân Nam, Trung Quốc ngày nay. Chỉ cần 5 tháng tấn công, người Miến Điện đã
duyệt binh tại kinh đô của vương quốc Ayuthaya (tiền thân Thái Lan). Chính cuộc
xâm lược của nhà Thanh đã vô tình giúp Xiêm La trỗi dậy và lấy lại được lãnh
thổ, vì quân Miến Điện phải rút khỏi đất Xiêm để về phòng thủ đất nước.
Lịch sử oai hùng là thế,
vậy nhưng hiện nay lại trở thành một trong những đất nước nghèo nhất Đông Nam
Á, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là:
Thứ nhất, một quốc gia có
54 triệu dân nhưng lại có đến 92 đảng phái chính trị khác nhau. Tranh giành,
đấu đá, xâu xé lẫn nhau suốt những năm qua. Cái này thì đặc biệt giống VNCH
trước 1975. Quân đội VNCH đảo chính, chỉnh lý hơn 10 cuộc chỉ trong vòng 20 năm
tồn tại dưới tấm áo của Hoa Kỳ.
Thứ hai, phi chính trị hoá
lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội. Quân đội Myanmar có tiếng nói trọng
lượng ở đất nước họ, thế nhưng lại không thuộc quyền kiểm soát của bất kỳ một
tổ chức nào. Không có chính đảng đủ sức lãnh đạo họ kiểu như Đảng cộng sản Việt
Nam lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam.
Thứ ba, phụ thuộc vào nước
ngoài, nền kinh tế Myanmar như bong bóng xà phòng, dễ vỡ khi không có Trung
Quốc và một vài nước phương Tây. Chính phủ vừa bị lật đổ dù luôn đặt ra mục
tiêu "dân chủ, nhân quyền", "xoá độc tài" nhưng thực chất lại
là sản phẩm do Mỹ và phương tây tạo ra. Bà Suu Kyi từng lưu vong ở phương Tây
nhiều năm và được chính những người da trắng đưa về Myanmar, sau khi gây áp lực
lên quân đội nước này.
Nội chiến sẽ xảy ra nếu Mỹ
và phương Tây đưa quân đội đến Myanmar để giúp chính phủ lật lại thế cờ. Thế
nhưng trường hợp này rất khó xảy ra, vì Myanmar là nước láng giềng của Trung
Quốc, có mối quan hệ thân tàu. Vậy nên, người Trung Quốc chắc chắn sẽ không
ngồi yên để Mỹ và phương tây tự tung tự tác. Khi đó có nhiều khả năng là Trung
Quốc cũng sẽ tham chiến và đứng về phía quân đội để chống lại chiến dịch
"mùa xuân Myanmar" của Mỹ. Với lợi thế là quốc gia láng giềng, rõ
ràng là nước gần sẽ dập được lửa gần còn Mỹ và phương tây thì nước xa không thể
cứu lửa. Cuộc chiến theo kiểu đó thì còn lâu Hoa Kỳ và phương tây mới thắng.
Chưa kể là quân đội
Myanmar cũng không phải dạng vừa. Địa hình nước này cũng không giống Trung Đông
sa mạc, nơi mà vũ khí công nghệ cao của Mỹ, phương tây phát huy hết ưu điểm, dễ
dàng chiến thắng. Mỹ rất dễ bị sa lầy vào một cuộc chiến quy mô lớn với đầy rủi
rõ mà bài học Việt Nam vẫn hiện hữu trong đầu họ. Vậy nên, xác suất Mỹ, phương
Tây mang quân đến Myanmar là rất thấp. Rất có thể căng thẳng sẽ được giải quyết
trong thời gian tới, khi mà các bên đạt được thoả thuận về việc tổ chức bầu cử
lại, tìm tiếng nói chung và đứng ra thành lập được một chính phủ mới. Rất hy
vọng vào điều này, tránh cho đất nước bạn phải nồi da xáo thịt và trở thành
cuộc chơi giữa các nước lớn. Nhìn Myanmar để thấy chúng ta may mắn khi được làm
công dân của nước Cộng hoà XHCN VIỆT NAM./.
Đa đảng chỉ kìm hãm sự phát triển của đất nước
Trả lờiXóa