Ngày
8/4, sau 12 ngày làm việc, Kỳ họp thứ Mười một - kỳ họp cuối cùng
của Quốc hội khóa XIV đã bế mạc, hoàn thành chương trình nghị sự đề
ra với nhiều nội dung quan trọng về tổng kết công tác nhiệm
kỳ 2016 - 2021, xây dựng pháp luật và công tác nhân sự.
Nhìn
lại chặng đường 5 năm vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức,
nhưng dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng, các cơ quan trong bộ
máy nhà nước đã luôn nỗ lực, đồng hành, phối hợp chặt chẽ,
cùng hoàn thành tốt các nhiệm vụ, tạo ra những chuyển biến
tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế, đóng góp lớn vào những thành tựu của
công cuộc đổi mới đất nước, củng cố và nâng cao niềm tin
của cử tri, Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Trong
đó, Quốc hội khóa XIV đã luôn nỗ lực, quyết tâm hoàn thành
tốt vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, ngày càng thể hiện sâu sắc là hiện thân của
khối đại đoàn kết dân tộc; không ngừng đổi mới mạnh mẽ, luôn
hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước; đạt được
những kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực lập
pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
và hoạt động đối ngoại.
Về công tác nhân sự, để đáp ứng kịp thời công tác lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, Quốc hội đã tiến hành xem xét miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm một số chức danh trong bộ máy nhà nước, bảo đảm dân chủ, đúng chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật và đạt được sự đồng thuận cao. Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, 3 Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, 5 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm 3 Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước; phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ, 12 thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách 3 Phó Chủ tịch, 7 Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia và danh sách Phó Chủ tịch và 3 Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh. Sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đã tiến hành tuyên thệ trước Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước theo quy định của Hiến pháp. Quốc hội tin tưởng các vị lãnh đạo mới được bầu, phê chuẩn sẽ không ngừng rèn luyện, phấn đấu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Quốc
hội cũng thông qua Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Thông qua
Nghị quyết thí điểm bố trí chức danh đại biểu hoạt động
chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhằm đáp
ứng yêu cầu đảm đương khối lượng công việc ngày càng lớn
của chính quyền thành phố Hà Nội, bảo đảm hài hòa với việc
bố trí số lượng và chức danh đại biểu HĐND hoạt động chuyên
trách tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Trong đó,
quy định từ nhiệm kỳ 2021- 2026 và trong suốt thời gian thực
hiện thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội, HĐND
thành phố Hà Nội được bố trí tối đa là 19 đại biểu hoạt động
chuyên trách.
Trước những thành tựu hết sức to lớn mà đất nước đã
đạt được trong 5 năm qua, nhân dân cả nước đều hết sức vui mừng, phấn khởi và
thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào hoạt động của hệ thống chính trị, đặc
biệt là Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ; đang ra sức thi đua nỗ lực lập
thành tích cao nhất chào mừng Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND
các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không bao giờ chịu
từ bỏ, chúng ngày càng điên cuồng đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc, chống phá
Đảng, Nhà nước và chế độ. Vì vậy, chúng ta cần nhận diện và có biện pháp đấu
tranh ngăn chặn kịp thời.
Mục
đích chống phá của các tổ chức phản động, thế lực thù địch và cơ hội chính trị
không mới nhưng thủ đoạn thì ngày càng tinh vi, xảo trá hơn. Chúng tính toán kỹ
thời điểm tung tin đồng thời xâu chuỗi các sự kiện, tạo vỏ bọc lừa bịp, suy
diễn, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoài nghi, hoang mang trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Đáng chú ý, chúng tập trung mũi nhọn xuyên tạc, phủ nhận
những kết quả to lớn của Quốc hội khóa XIV trong công tác lập pháp, quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước; cũng như thực hiện các chức năng giám sát
tối cao đối với toàn bộ mọi mặt hoạt động của Nhà nước nhằm hạ thấp uy tín,
chống phá cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội
khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.
Lợi dụng vừa qua, Quốc hội tiến hành kiện toàn các
chức danh lãnh đạo cao cấp, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động đã phát
tán nhiều bài viết trên các trang mạng phản động có nội dung xuyên tạc thân
thế, sự nghiệp của các đồng chí được Quốc hội bầu, vu cáo trong Đảng có “phân
chia quyền lực, bè phái”, bôi nhọ công tác phòng chống tham những của Đảng, Nhà
nước; kích động gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng; kêu gọi người dân xuống
đường phản đối kết quả bầu chức danh lãnh đạo chủ chốt. Điển hình như: đối
tượng Lê Văn Đoành tán phát bài “Quốc hội khóa XV là nơi chia chác quyền lực”,
đối tượng Trần Khải Minh tán phát bài “Những cao vọng của Tân Thủ tướng đa
mưu”, đối tượng Đỗ Ngà tán phát bài “Thước đo mức độ độc tài”…
Có
thể thấy, những luận điệu tuyên truyền phản động nói trên tuy chỉ là “bổn cũ
soạn lại” nhưng vì núp bóng dưới chiêu bài “dân chủ” “tự do ngôn luận” lại được
tung ra trong thời điểm Bầu cử Đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 đang đến
gần nên rất nguy hại. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải luôn tỉnh táo,
cảnh giác, nhận diện đúng và chủ động đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ.
Theo
đó, chúng ta cần tỉnh táo, cảnh giác. Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt vào năng lực, phẩm chất, uy tín của đội
ngũ lãnh đạo cấp cao. Quán triệt và thực hiện tốt Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân năm 2015; Chỉ thị
45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Ban Chấp hành Trung ương về
lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Hướng dẫn 36-HD/BTCTW ngày 20/01/2021 của
Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026…, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên
truyền, giáo dục để mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nhận thức đầy
đủ, sâu sắc hơn những ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử.
Các
cấp ủy đảng cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đấu tranh chống các quan điểm sai
trái, thù địch. Cơ quan, đơn vị, địa phương cần thông tin đầy đủ, kịp thời,
chính xác, có định hướng các vấn đề thời sự, chính trị, nhất là những thông tin
liên quan đến Bầu cử Đại biểu Quốc hội
khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 cho cán bộ, đảng
viên, quần chúng nhân dân, giúp mọi người phân biệt đúng sai, tự sàng lọc, tự
“miễn dịch” với những thông tin xấu độc.
Tập
trung lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, khắc phục dứt điểm những hạn
chế, khuyết điểm.
Có
như vậy, chúng ta mới củng cố được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo Đảng
và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc, chống phá của các
thế lực thù địch./.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa