Vừa
qua, báo cáo nhân quyền thường niên năm 2020 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại tiếp
tục có những nhận định thiếu khách quan, một số vấn đề mang tính phiến diện vô
căn cứ cho rằng Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền như hạn chế không cho tham
gia chính trị, hạn chế quyền tự do ngôn luận, hạn chế internet, kiểm soát báo
chí… Và đây cũng không phải lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra những nhận
định thiếu khách quan, không đúng với tình hình thực tế của Việt Nam và đã từng
nhận phải những phản ứng gay gắt của nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng quốc
tế.
Từ trước đến nay, Mỹ luôn tự coi mình là ‘thẩm
phán nhân quyền thế giới”, tự cho mình có cái quyền đi xem xét, đánh giá về
tình hình dân chủ, nhân quyền của các nước. Hằng năm, còn đưa ra các bản đánh
giá nhân quyền, không tiếc lời lên án chỉ trích các nước mà theo họ có vấn đề
về nhân quyền và đòi hỏi các nước này phải thực thi những hoạt động phù hợp với
giá trị nhân quyền Mỹ mà họ suy tôn.
Vậy nhưng, thực tế đã, đang
diễn ra ngay trên đất nước Hoa Kỳ, nhân quyền kiểu Mỹ trong cuộc biểu tình đã
diễn ra ở Mỹ là thứ “nhân quyền” cho phép Cảnh sát tấn công vô tội vạ, đã có
người chết, cũng có cả phóng viên nữ bị bắn mù mắt, thậm chí tại Dallas một
thiếu nữ bị cảnh sát bắn đạn nhựa vào mặt dù không tham gia biểu tình và chỉ đi
mua thức ăn và các đồ dùng cần thiết. Đó là vấn nạn phân biệt chủng tộc khi một
người đàn ông da màu có tên George Floyd tử vong vì bị cảnh sát đè chân lên cổ
khống chế suốt hơn 5 phút dẫn tới sự tức
giận của cộng đồng người da màu trên khắp nước Mỹ; hay những
ngày qua Nước Mỹ không yên ả sau vụ xả súng đẫm máu tại thành phố Atlanta, tiểu
bang Georgia vì vấn nạn phân biệt chủng tộc những người gốc Á khiến 8 người thiệt
mạng hôm 16.3 đã làm vỡ toang cái gọi
là “nhân quyền kiểu Mỹ”.
Vấn đề kỳ thị, phân biệt
chủng tộc, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Á đã gia tăng rất nhiều trong thời
gian qua, đặc biệt là kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Mỹ vào đầu năm
2020. Theo thống kê chỉ trong 1 năm qua đã ghi nhận tới gần 3.800 vụ việc phân
biệt đối xử, kỳ thị, chống lại người Mỹ gốc Á. Các cuộc tấn công bạo lực nhằm
vào cá nhân người Mỹ gốc Á đã tăng gần 150% ở 16 thành phố lớn của Mỹ trong năm
ngoái, đặc biệt là ở Los Angeles và New York, những nơi có đông người gốc Á
sinh sống.
Và sự thật nhân quyền
kiểu Mỹ là quyền sống và đảm bảo an ninh cá nhân bị đe dọa, quyền dân sự và
chính trị bị chà đạp, quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không được đảm bảo và “Vô
địch” vi phạm nhân quyền ở nước ngoài. Là một cường quốc luôn rao giảng về nhân quyền, tự
do, dân chủ song Mỹ vẫn là nước chưa phê chuẩn hoặc tham gia vào một loạt các
quy ước cốt lõi của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, chẳng hạn như Công ước Quốc
tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử đối với phụ nữ; Công ước về Quyền trẻ em và Công ước về Quyền
của Người khuyết tật.
Và một minh chứng thêm,
đó là cao ủy LHQ về nhân quyền N.Pi-lây vừa lên tiếng chỉ trích Mỹ đang vi phạm
luật pháp quốc tế bằng việc giam giữ tùy tiện vô thời hạn các nghi phạm tại nhà
tù Goan-ta-na-mô, đồng thời yêu cầu Oa-sinh-tơn phải thực hiện cam kết đóng cửa
nhà tù gây tranh cãi này, bởi nó đang làm tổn hại nghiêm trọng vị thế của chính
nước Mỹ. Nhà tù
Goan-ta-na-mô đã và đang là "vết nhơ" về nhân quyền của Mỹ, bởi Liên
hiệp châu Âu (EU) từng gọi đây là "nỗi ô nhục", còn Tổ chức Ân xá
quốc tế đã gọi nhà tù này là "biểu tượng của một thập niên vi phạm nhân
quyền".
Tuy nhiên, nực cười thay, dù mang "vết
nhơ" về nhân quyền không thể chối cãi như trên, song chính quyền Mỹ vẫn
luôn rao giảng "bài học đạo đức" và lớn tiếng chỉ trích mạnh mẽ vấn
đề nhân quyền của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thật đúng
là "nhân quyền" kiểu Mỹ./.
Mỹ hãy lo cho nước Mỹ đi đã
Trả lờiXóa