Đại dịch
Covid-19 còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona hay dịch
virus corona Vũ Hán, là một đại dịch truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2.
Dịch bắt đầu bùng phát từ tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở
miền Trung Trung Quốc sau đó lây lan ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày
11/02/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại virus đã đặt tên chính thức cho chủng
virus corona mới này là SARS CoV-2. Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
chính thức tuyên bố dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Tại Việt Nam ngày
01/4/2020 Thủ tướng chính phủ công bố dịch Covid-19 bệnh truyền nhiễm nhóm A trên phạm vi cả nước. Thời gian xảy
ra dịch bệnh từ ngày 23/01/2020, khi có ca mắc đầu tiên tại Việt Nam.
Dịch bệnh
Covid-19 xuất hiện trong gần 2 năm qua đã gây ra bao nhiêu tổn thất cho đất nước,
cho xã hội. Kinh tế bị thiệt hại nặng nề, thu ngân sách giảm, nạn thất nghiệp tăng;
các dịch vụ, kinh doanh khác mất thu nhập,…dịch bệnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe, tính mạng của Nhân dân và an ninh, trật tự xã hội... Trong thời gian
qua, MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, địa phương, sự đồng lòng của Nhân dân
đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch
Covid-19 theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp. Kể từ đầu dịch đến nay
Việt Nam có trên một triệu người nhiễm, trên 22.700 người tử vong.Trước tình
hình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các ngành, các cấp
trong thời gian qua đã được tập trung thực hiện, bảo đảm thực hiện mục tiêu
kép, vừa chống dịch, vừa chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Nghị
quyết Đại hội XIII của đảng đã đề ra.
Kết quả tình
hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đạt được nhiều kết quả quan trọng trên
nhiều lĩnh vực, có mặt khởi sắc ấn tượng. Theo
báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình thế giới
có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp; trong nước, mặc dù có những thuận lợi, song
vẫn có những khó khăn và những vấn đề đột xuất nảy sinh... Tuy nhiên, dưới sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng; sự ủng hộ của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết
liệt, thống nhất, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc của
các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp và sự ủng hộ của bạn bè quốc
tế... tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đạt được nhiều
kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, có mặt khởi sắc ấn tượng.
Cả nước tiếp
tục kiểm soát tốt dịch Covid-19, tính chung 6 tháng, GDP ước
tăng 6,42% so với cùng kỳ, cao hơn so với dự kiến kịch bản và cùng kỳ năm 2021,
tương đương mức bình quân các năm trước dịch. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm
phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, được cộng đồng quốc tế đánh
giá cao, trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 06 tháng tăng 2,44%, là
mức tương đối thấp so với cùng kỳ các năm trước dịch. Chính phủ đã chỉ đạo thực
hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm nguồn cung, giảm bớt đà tăng giá xăng dầu,
lương thực, thực phẩm, hàng hóa trong nước; bảo đảm an ninh lương thực, an ninh
năng lượng; Tổ chức S&P đã nâng hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức
BB+, triển vọng "ổn định."
Trong 6
tháng đầu năm, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; thu ngân sách Nhà nước ước đạt
66,1% dự toán, tăng 18,8% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất nhập khẩu 06 tháng
tăng 16,4% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%, nhập khẩu tăng 15,5%
so với cùng kỳ; FDI thực hiện tăng 8,9%, cho thấy doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp
tục tin tưởng triển vọng phục hồi và phát triển kinh tế, tiếp tục mở rộng đầu
tư, sản xuất, kinh doanh; sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, giá trị tăng
thêm toàn ngành quý 2 tăng 9,87% so với cùng kỳ; tính chung 6 tháng, số doanh
nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường tăng 25,4% so với cùng kỳ, lần
đầu tiên vượt mốc 100.000 doanh nghiệp.
Các lĩnh vực
văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, tổ chức thành công SEA Games 31; hoạt động
du lịch, dịch vụ được phục hồi; quốc phòng, an ninh bảo đảm vững chắc; các hoạt
động đối ngoại được đẩy mạnh.
Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục với chiêu bài
chống phá tình hình phát triển kinh tế của đất nước, cho rằng Đảng và Nhà nước
ta không quan tâm đến sứ khỏe của người dân; tình hình dịch bệnh diễn biến phức
tạp nhưng Nhà nước che dấu thông tin. Cụ thể, ngày 25/6/2022, trên trang
facebook Chân Trời Mới Media, đối tượng Nguyễn Vũ Bình tán phát bài “Vì sao 54%
người lao động không muốn tiếp tục công việc của mình”; ngày 27/6/2022, trên
trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Thu Trân tán phát bài “Và khi tro bụi”...
nội dung xuyên tác, phủ nhận của những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ban, ngành
và nhân dân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền sai sự thật
nhằm gây hoài nghi về chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; kích động sự phẫn
nổ của quần chung nhân dân đối với hệ thống chính quyền các cấp; kêu gọi người
dân đấu tranh xóa bỏ Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
Có thể thấy
rằng, trong thời gian qua với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta đã giúp cho đất nước chúng ta sống trong trạng thái “bình thường
mới”. Tại Hội
nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và Phiên
họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình
kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2022 ngà 04/7/2022 vừa qua, chính phủ
củng đã khẳng định tình hình thế giới, trong nước thời gian tới tiềm ẩn nhiều yếu
tố phức tạp, khó lường trong cả ngắn hạn và trung hạn. Trong bối cảnh đó, thu
ngân sách nhà nước cả năm dự báo đạt tốt, tạo dư địa tài khóa để có thể chủ động
hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân trong trường hợp cần thiết. Để kinh
tế-xã hội phục hồi nhanh, phát triển bền vững, trước mắt phải tiếp tục phòng,
chống dịch Covid-19 thật tốt,
đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin mũi 3 và mũi 4 trong cả nước, quan tâm đến chính
sách an sinh xã hôi, giúp nhân dân xóa
đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cần
thận trọng, chủ động thích ứng với rủi ro lạm phát, tỷ giá, điều hành tín dụng
đáp ứng nhu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín
dụng tiết giảm chi phí quản trị, hoạt động để giảm lãi suất cho vay, giảm bớt
áp lực chi phí vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế. Chính sách thương mại, sản xuất cần chủ động phương án điều tiết để
bảo đảm nguồn cung hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhất
là thời gian cuối năm 2022, đầu năm 2023, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng,
an ninh lương thực. Trên cơ sở kết quả
6 tháng đầu năm, dự báo tình hình 6 tháng cuối năm, phấn đấu đạt mục tiêu tăng
trưởng cả năm 2022 khoảng 7,0%, cao hơn mức phấn đấu cao khoảng 0,5% so với mục
tiêu Quốc hội giao và Chính phủ đề ra là từ 6-6,5%, tạo động lực cho tăng trưởng
kinh tế năm 2023.
Để chiến thắng
đại dịch Covid-19 và đạt được mục
tiêu phát triển kinh tế cần có sự đồng lòng của người dân. Nhiệm vụ trọng
tâm hiện nay là sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới theo phương án thích ứng
an toàn với dịch bệnh. Việc tiêm vắc xin cho Nhân dân cần phải đẩy mạnh để tạo
miễn dịch cộng đồng. Có thể nói chúng ta đang chuẩn bị có thể phải đối mặt với
đợt dịch tiếp theo. Vì vậy, để sớm đẩy lùi dịch bệnh, các tầng lớp Nhân dân hãy
chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thích ứng an toàn
trong điều kiện “bình thường mới”. Các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường
công tác tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh, phát huy sức mạnh tổng hợp, đoàn kết một lòng nhất
định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh, khôi phục và phát triển nền kinh tế tỉnh
nhà, góp phần xây dựng đất nước ổn định và phát triển bền vững, phồn vinh, hạnh
phúc./.
Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật; nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.
Trả lờiXóa