Chủ nghĩa dân túy bắt
đầu xuất hiện trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vào giữa TK XIX ở
Pháp. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa dân túy là cuộc đấu tranh của quần chúng
nhân dân, chủ yếu là nông dân, đòi ruộng đất và thủ tiêu các hình thức bóc lột
của chế độ nông nô… Những sai lầm và bản chất phản động của trào lưu tư tưởng
này đã bị Lênin phê phán trong tác phẩm Những người bạn dân là thế nào, họ đấu
tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao (1894). Từ những năm 50 TK XX,
thuật ngữ chủ nghĩa dân túy được sử dụng nhiều hơn để mô tả một số phong trào
chính trị khác nhau: chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản châu Âu, chủ nghĩa
chống cộng và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Năm 2004, nhà khoa học chính trị
Cas Mudde (Mỹ) đưa ra định nghĩa: chủ nghĩa dân túy là một hệ tư tưởng mỏng,
chỉ đơn thuần xây dựng nên một khuôn khổ, một dân tộc trong sạch chống lại một
tầng lớp tinh hoa mục nát. Hệ tư tưởng mỏng này có thể được gắn liền với các hệ
tư tưởng dày như CNXH, chủ nghĩa dân tộc, tư tưởng chống đế quốc hoặc chống
phân biệt chủng tộc, nhằm giải thích và biện minh cho những mục tiêu cụ thể.
Tựu trung, có thể
hiểu, chủ nghĩa dân túy là trào lưu tư tưởng, đường lối chính trị mang tính mị
dân, tác động vào tâm lý của đám đông để tổ chức kêu gọi, lôi kéo, tranh thủ sự
ủng hộ của dư luận và quần chúng nhân dân phục vụ mục đích chính trị của cá
nhân và tổ chức chính trị.
Chủ nghĩa dân túy có
ba đặc điểm cơ bản sau:
Là trào lưu tư tưởng
theo đuổi những chính sách được dân chúng ủng hộ trong ngắn hạn nhưng không bền
vững, lâu dài; thường là những chính sách xã hội như trợ giá hàng hóa, trả
lương hưu hậu hĩnh hoặc miễn phí chăm sóc y tế.
Là xu hướng chính trị lấy danh nghĩa nhân dân
làm căn bản cho tính chính danh của chế độ, tuy nhiên nhiều quan điểm không coi
nhân dân là toàn bộ dân số, mà chỉ đứng trên quyền lợi và thể hiện tiếng nói
của một bộ phận dân chúng.
Là xu hướng chính trị
sùng bái quyền lực cá nhân của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa
dân túy có khuynh hướng, biểu hiện tôn vinh, sùng bái cá nhân; tuyên bố họ được
giao sứ mệnh nắm giữ quyền lực, không phụ thuộc vào các thiết chế chính trị
truyền thống như đảng phái, quốc hội, tòa án, báo chí…
Hiện nay, Việt Nam
đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ nghĩa dân túy không
có cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội để tồn tại dưới dạng một chủ nghĩa. Tuy
nhiên, trong bối cảnh bùng nổ thông tin, hội nhập quốc tế sâu rộng, “nhận thức
về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế… có lúc,
có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình
trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ”, “việc giải quyết
một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả…” là điều kiện để các biểu hiện dân túy bộc
phát. Có thể nhận diện các biểu hiện dân túy ở nước ta dưới mấy dạng cơ bản
sau:
Một là, những người có quan điểm dân túy hay đưa ra các phát ngôn gây sốc, cùng với nhiều hành vi và hình ảnh mị dân để lấy lòng dân chúng. Tại một số diễn đàn, hội thảo, hay trong các sự kiện có đông dân chúng tham gia, có thể nhận thấy những biểu hiện dân túy thông qua các phát ngôn không đúng với đường lối, chủ trương của Đảng, bỏ qua những quy định pháp lý, thiếu tính khả thi, vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền. Thực tế này đã được Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với cương lĩnh, đường lối, điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên”. Những cá nhân theo chủ nghĩa dân túy thường “sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, cực đoan nhưng dễ hiểu với đa số mọi người, hứa hẹn về quyền lợi cho số đông, thổi bùng ý niệm về sự xung đột lợi ích giữa các nhóm đa số và thiểu số”. Trong giải quyết những bức xúc của xã hội, họ có hành vi xử lý nhanh nhạy sự việc, đưa lại nhiều lợi ích cục bộ, trước mắt cho nhân dân, được một số phương tiện truyền thông tung hô như một thần tượng… Đây là sự biểu hiện của sắc thái dân túy mới.
Hai là, mượn danh đấu
tranh vì dân chủ nhưng chống lại nền dân chủ của nhân dân, đòi đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập. Họ thể hiện thái độ không tôn trọng nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rất
ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã
có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước” .
Ba là, xuyên tạc, phủ
nhận lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng, đòi từ bỏ con đường đi lên CNXH. Đây là biểu hiện của những kẻ cơ hội,
bất mãn chính trị hoặc những cán bộ, đảng viên đã phai nhạt lý tưởng cách mạng,
dao động, giảm sút niềm tin vào độc lập dân tộc, CNXH, chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bốn là, lấy danh nghĩa
bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển
đảo, biên giới quốc gia… để xúi giục, kích động người dân chống Đảng, Nhà nước,
hạ thấp uy tín lực lượng vũ trang… Ở một số địa phương đã xuất hiện những người
lấy danh nghĩa đại diện cho lợi ích của nhân dân để tổ chức tụ họp đông người,
khiếu kiện, gây ra những hành động quá khích, vu khống chính quyền, kích động
các hành vi phạm pháp, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá
hoại chính sách phát triển kinh tế và môi trường đầu tư. Núp dưới danh nghĩa tổ
chức xã hội dân chủ, nhưng họ chống lại nền dân chủ của nhân dân, lộ rõ chân
tướng là những kẻ cơ hội chính trị.
Tóm lại, những biểu
hiện dân túy ở Việt Nam hiện nay thông qua phát ngôn, hành động của một số cá
nhân, tổ chức tuy chưa thành hệ thống lý luận nhưng cũng rất nguy hiểm, làm
giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội. Việc phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy ở Việt
Nam hiện nay cần sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự vào cuộc
của báo chí, truyền thông, nhất là sự tham gia tích cực của mỗi cán bộ, đảng
viên và nhân dân.
Chúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa