Mùa
xuân năm 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp (từ ngày 3 đến
ngày 07/02/1930) ở bán đảo Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc). Tham dự Hội nghị
có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh - đại biểu của Đông Dương Cộng
sản Đảng; Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm - đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và dưới
sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc - thay mặt Quốc tế Cộng sản. Hội nghị
quyết định hợp nhất ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (17/6/1929),
An Nam Cộng sản Đảng (11/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (01/01/1930)
thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là vào ngày 03
tháng 02 năm 1930.
Hội
nghị thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ
vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và
Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, đồng bào, đồng chí cả nước
nhân dịp thành lập Đảng. Các văn kiện quan trọng trên là Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng, đã đặt ra và giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp thiết và định hướng chiến
lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Đó cũng là kết quả
của sự phát triển cao và thống nhất của phong trào công nhân và phong trào yêu
nước. Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là hệ tư tưởng lý luận của giai cấp công
nhân, phong trào công nhân mà còn là vũ khí giải phóng giai cấp công nhân, giải
phóng dân tộc, giải phóng toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập
Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta.
Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.
Đường lối cách mạng của Đảng thể hiện trong Cương lĩnh là mục tiêu, lý tưởng của
Đảng, phù hợp và đáp ứng đúng nguyện vọng của giai cấp công nhân, các tầng lớp
nhân dân lao động và của toàn dân tộc.
Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời khẳng định giai cấp công nhân và đảng tiên phong của
nó đứng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Điều đó quyết định
nội dung, xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam giành độc lập dân tộc đi tới
chủ nghĩa xã hội. Sự lựa chọn con đường cách mạng đó phù hợp với nội dung và xu
thế cách mạng của thời đại mới được mở ra từ Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại
(1917) và chỉ có đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới bảo
đảm độc lập tự do thật sự cho dân tộc, “đối với nước ta, không còn con đường
nào khác để có độc lập dân tộc thật sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn
mạnh rằng, đây là sự lựa chọn của lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930
với sự ra đời của Đảng ta”. Từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong
87 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt
Nam giành được những thắng lợi vĩ đại:
Một là:
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) mở ra kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Hai là:
Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc,
đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội,
góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ba là:
Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã
hội; xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phù hợp với
thực tiễn Việt Nam.
Với
những thắng lợi đã giành được của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
làm cho chúng ta thêm tự hào về dân tộc Việt Nam - một dân tộc anh hùng, thông
minh và sáng tạo; tự hào về Đảng ta - Đảng Cộng sản Việt nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã một lòng một dạ chiến đấu, hy sinh vì độc
lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Trong
giai đoạn lãnh đạo của công cuộc đổi mới, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn nhất quán kiên định
những vấn đề cơ bản:
-
Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đứng trước những
khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực,
Đảng ta luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới
đúng đắn, phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và những thành tựu
cách mạng đã đạt được, giữ vững độc lập dân tộc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã
hội.
-
Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn,
luôn luôn sáng tạo.
-
Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
-
Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi
mới.
Có
thể nói Đảng Cộng sản Việt nam ra đời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp
cách mạng nước ta và vai trò của Đảng đã được chứng minh bằng thực tiễn lịch sử
anh hùng của dân tộc. Để giữ vững vai trò lãnh đạo, phải xây dựng Đảng vững mạnh
về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, lấy tự
phê bình và phê bình làm vũ khí đấu tranh để làm cho Đảng ngày càng vững mạnh.
Đồng thời, luôn củng cố, giữ vững và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng, đảm bảo
sự nhất trí cao về mục tiêu lý tưởng của Đảng, để làm cho Đảng ngày càng vững mạnh,
đủ sức lãnh đạo cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo, bên cạnh những ưu điểm,
trong Đảng cũng còn những yếu kém, thậm chí có lúc sai lầm, khuyết điểm, song
điều quan trọng, Đảng đã sớm phát hiện ra những yếu kém của mình. Đảng công
khai tự phê bình nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâm sửa chữa và sửa chữa
có kết quả. Vì vậy, Đảng vẫn được nhân dân tin yêu, thừa nhận là đội tiên phong
chính trị, người lãnh đạo duy nhất của dân tộc. Thực tiễn lịch sử đã khẳng định
rằng: ở nước ta, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, không có lực lượng nào khác có đủ
sức mạnh lãnh đạo cách mạng. Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng,
chúng ta vẫn có quyền tự hào nói rằng: Đảng ta thật vĩ đại.
Học
tập, nghiên cứu để hiểu biết về quá trình đấu tranh cách mạng và truyền thống của
Đảng không phải chỉ để tự hào về Đảng, mà quan trọng hơn là chúng ta cần nâng
cao hơn nữa niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức phấn đấu thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, để công cuộc đổi mới giành thắng lợi to lớn hơn. Trên
những vị trí công tác, lao động và học tập của mình, mỗi chúng ta phải góp phần
tích cực vào công tác xây dựng, bảo vệ Đảng, góp phần làm cho Đảng ngày càng
trong sạch, vững mạnh; ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu đem tài năng và sức
trẻ cống hiến cho sự nghiệp của Đảng, làm cho những thành tựu và truyền thống của
Đảng ngày càng phát triển và phong phú hơn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và
công cuộc đổi mới mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét