Đảng cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh chính trị và
năng lực lãnh đạo để tiếp tục tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới và phát
triển đất nước trước sự tác động phức tạp của bối cảnh chính trị, kinh tế, an
ninh... quốc tế hiện nay. Đó là điều mà nhân dân ta và bạn bè quốc tế hoàn toàn
tin tưởng.
Tiến trình lịch sử của dân tộc Việt
Nam 87 năm qua gắn liền với vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; khoảng thời gian đó đã khẳng định trên thực tế:
Đảng ta là đại diện chân chính, duy nhất của dân tộc mà cho tới nay chưa có tổ
chức chính trị nào khác có thể thay thế. Mặc dù vậy, các thế lực thù địch, cơ
hội, bất mãn vẫn tìm mọi cách để phủ định thành tựu lãnh đạo của Đảng đối với
đất nước, nhất là trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Với
những luận điệu cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã lỗi thời và không thể đi
liền với tư tưởng Hồ Chí Minh... chúng tập trung xuyên tạc, bài bác chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bởi lẽ, đây là nền tảng tư tưởng đảm bảo
cho sự gắn bó, đồng thuận xã hội, tăng cường lòng tin của nhân dân với Đảng,
với chế độ. Bất chấp những thành tựu to lớn mang tính chất lịch sử của công
cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, các thế lực thù địch đã tập trung
khoét sâu vào những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và tổ chức điều
hành của hệ thống chính trị; công kích vào đường lối đổi mới của Đảng. Chúng
cho rằng: Đảng đã hết vai trò lịch sử; bước sang giai đoạn mới, Đảng không có
đủ khả năng để lãnh đạo; chủ trương thực hiện kinh tế thị trường định
hướng XHCN là "đầu Ngô, mình Sở"... Nhiều luận điệu xuyên tạc, kích
động xung quanh các vấn đề quan hệ đối ngoại, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của
đất nước... đều nhằm gây ra sự hoài nghi giữa nhân dân với Đảng. Trước thềm Đại
hội XII, chúng tăng cường bịa đặt xấu về đời tư, về gia đình của nhiều đồng chí
giữ vị trí trọng trách trong Đảng, gán cho bộ máy trong hệ thống chính trị của
Đảng mọi điều xấu xa nhằm hạ uy tín của Đảng đối với nhân dân... Tư tưởng xuyên
suốt trong mọi mưu đồ của các thế lực thù địch là nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo
đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được xác nhận trong Điều 4 Hiến pháp
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và công khai kêu gọi thực hiện đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập.
Việc
tăng cường chống phá chế độ XHCN, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam với mọi âm mưu và thủ đoạn xấu độc của các thế lực thù địch là rất
nguy hại. Điều đó cộng với việc chậm khắc phục các hạn chế, yếu kém trong Đảng
và sự thoái hoá về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên đã làm tổn hại đến thanh danh của Đảng ta và phần nào đã làm suy giảm lòng
tin của quần chúng đối với Đảng và chế độ XHCN mà Đảng và nhân dân ta đang nỗ
lực phấn đấu xây dựng.
Đại
hội lần thứ XII của Đảng là một sinh hoạt chính trị sâu rộng Đại hội XII của Đảng
tiếp tục khẳng định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Trong đó, tập trung
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức,
tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo là những vấn đề cơ bản, là cơ sở để xây dựng
Đảng ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Về nội dung công
tác xây dựng Đảng, Văn kiện Đại hội XII của Đảng có nhiều quan điểm và những giải
pháp mới so với Văn kiện Đại hội XI.Trong đó vấn đề về ngoài 2 nhiệm vụ
mới được bổ sung so với Đại hội XI, 8 nhiệm vụ còn lại về công tác xây dựng Đảng
đều được bổ sung, phát triển và nhấn mạnh hơn. Cụ thể là:
1- Chú trọng xây
dựng Đảng về chính trị.
2- Đổi mới công tác tư tưởng, lý
luận.
3- Tăng cường rèn luyện phẩm chất
đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng.
4- Về tiếp tục đổi mới, kiện toàn
tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị.
5- Về xây dựng tổ chức cơ sở đảng,
nâng cao chất lượng đảng viên.
6- Về công tác cán bộ và bảo vệ
chính trị nội bộ.
7- Về đổi mới, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
8- Về đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng.
Về nội dung này, Đại
hội XII đã nhấn mạnh một số hạn chế như: đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội còn chậm;
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có những nội dung còn lúng túng.
Chưa xác định rõ nội dung và phương thức cầm quyền…
Trước tình trạng
đó, Đại hội XII xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhà nước. Các tổ chức của Đảng và đảng
viên phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tôn trọng
nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam. Coi trọng xây dựng văn hóa trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước,
trong hệ thống chính trị.
Đại hội XII đề ra một
số giải pháp mới để thực hiện: Một
là, tiếp tục tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích, phương thức, nội
dung và điều kiện cầm quyền; việc phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy
nhất cầm quyền; các nguy cơ cần lưu ý phòng ngừa đối với đảng cầm quyền. Hai là, tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo
của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những
quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Ba
là, quy định rõ hơn các tiêu
chí Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm
trước nhân dân về những quyết định của mình. Quy định rõ hơn thẩm quyền và
trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy và
ban thường vụ cấp ủy các cấp. Bốn
là, đẩy mạnh việc phân cấp,
phân quyền; có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn
với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của
Trung ương. Năm là, đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối
làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở, xây dựng
phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám
sát thực tiễn, nói đi đôi với làm.
Những gì đang diễn ra
trong đời sống xã hội và qua thái độ của hầu khắp mọi người dân và bạn bè quốc
tế qua Đại hội Đảng lần thứ XII đã cho thấy, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam cả trong quá khứ và hiện tại đã được thực tế lịch sử và nhân dân Việt
Nam xác nhận. Điều đó không phải tự nhiên có được từ ý muốn chủ quan của Đảng
hay từ sự thiện cảm bột phát, cảm tính của quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, để tiếp tục giữ vững được lòng tin và vai trò lãnh đạo đối với dân tộc
trong thời kỳ mới, Đảng phải có sự quyết tâm vượt bậc để vượt qua mọi khó khăn,
thách thức; trong đó, tập trung khắc phục sự hạn chế, yếu kém, bất cập về phẩm
chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là chủ động phòng ngừa
sự "tự diễn biến" trong nội bộ; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; giữ gìn sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng để xứng đáng với trọng trách lịch sử đã được
nhân dân giao phó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét