Gần
đây, Lê Hải Đăng đã tung lên trang mạng danlambao bài viết có tựa đề “Lực lượng
chống đảng”. Nội dung bài viết nhằm xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và phủ nhận thành quả cách mạng, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Thứ
nhất, y xuyên tạc rằng: “Chế độ độc tài
cộng sản Việt Nam chưa bị dân đứng lên đạp đổ, không có nghĩa là không bao giờ
xảy ra”. Đây, là luận điệu phản động hết sức nguy hiểm, sự nhận định không đúng
với tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Bởi vì, Việt Nam có một đảng lãnh
đạo, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng với cơ chế lãnh đạo của Đảng là: “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Cơ chế này được Đại hội lần thứ
XII của Đảng chỉ rõ: 1) Đảng lãnh đạo, Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến
lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên
truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động
gương mẫu của đảng viên; 2) Nhà nước quản lý bằng, xây dựng kế hoạch, sắp xếp
tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm soát tiến trình hoạt động… dưới sự lãnh đạo
của Đảng; 3) Nhân dân làm chủ, là đề cập đến quyền lực của nhân dân.
Quyền
lực thuộc về nhân dân thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Quyền
lực của Đảng và Nhà nước đều từ quyền lực của nhân dân. Mọi mục tiêu, quan
điểm, đường lối của Đảng, mọi cơ chế, chính sách của Nhà nước đều phải xuất
phát từ nhân dân và vì lợi ích của nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ
của mình không chỉ thông qua bộ máy nhà nước, mà họ còn tự mình thực hiện quyền
ấy.
Thực
tiễn đã chứng minh, gần 90 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt
Nam giành thắng lợi vĩ đại trong các thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930
- 1945), tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược (1945 - 1975) và thời kỳ tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả
nước, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1975 đến nay.
Như
vậy, có thể khẳng định, không một tổ chức nào có thể thay thế được sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam.
Thứ
hai, Lê Hải Đăng cho rằng: “Người ta bị
đảng đày đọa, bị bịt mắt, bị chận họng. Ngay cả chùa chiền Phật tự tại đảng
cũng trói tay. Thánh giá trên nóc giáo đường đảng cũng bẻ cong. Người ta là ai?
Là mọi thành phần trong xã hội bị đè nén áp bức dưới gót giày đảng cộng sản
hung tàn, bạo lực”. Đây là luận điệu sảo trá, xuyên tạc đường lối, chính sách
của Đảng ta, nhằm kích động hận thù dân tộc. Thực tiễn, Hiến pháp đầu tiên ở
nước ta năm 1946 đã hiến định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể
nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp,
tôn giáo”. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính
sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo,… Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ
chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được
Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật”. Đồng thời, trong các kỳ Đại
hội, Đảng ta cũng luôn nhấn mạnh: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ, tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa. Mặt khác, bình đẳng còn thể hiện trong quyền phát triển,
được đảm bảo và tạo mọi điều kiện để các dân tộc thực hiện và có cơ hội phát
triển bình đẳng với các dân tộc khác.
Để
thực hiện bình đẳng dân tộc thì phải làm giảm, tiến tới từng bước xóa bỏ khoảng
cách giữa các dân tộc do các điều kiện lịch sử quy định trên thực tế mang lại
ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Bên cạnh đó, Điều 24, Hiến pháp 2013 đã
hiến định:
“1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp
luật;
2)
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
3)
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để vi phạm pháp luật”.
Như
vậy, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước Việt Nam; thực tiễn tình hình đất nước và cuộc sống của người dân Việt Nam
không phải như những gì mà Lê Hải Đăng rêu rao, xuyên tạc trên không gian mạng.
Thiết nghĩ, Lê Hải Đăng nên có trách nhiệm với những gì mình nói và viết, đừng
nói càn, viết ẩu, sai sự thật mà có tội với đất nước, dân tộc và nhân dân.
Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Trả lờiXóa