Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Mạo danh là “dân chủ” nhưng thực chất là “phản dân chủ”

Chúng ta đều biết rằng dân chủ là quyền lực của nhân dân, là tự do, bình đẳng của nhân dân trong đời sống xã hội và quan hệ xã hội. Dân chủ là sự bình đẳng về quyền lực của những cá nhân và cộng đồng. Sự bình đẳng về quyền lực này thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Dân chủ là một quan hệ xã hội phản ánh khát vọng, nhu cầu và là thành quả đấu tranh của loài người trong lịch sử trải qua các thời đại. Dân chủ là một thước đo, một tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của xã hội, trình độ giải phóng xã hội, giải phóng con người, phản ánh năng lực làm chủ xã hội của con người. Phương pháp dân chủ cũng có nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của từng nhà nước cụ thể, như: dân chủ hình thức, dân chủ thực sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi,... chế độ dân chủ trong nhà nước tư sản là biểu hiện cao độ của chế độ dân chủ hình thức, còn chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ thực sự và rộng rãi. Đi ngược với dân chủ là phản dân chủ - đây là một biểu hiện của dân chủ hình thức, mang nặng tính mang nặng tính cưỡng chế, mà đỉnh cao là chế độ độc tài, phát xít. Thứ dân chủ ấy không phải xuất phát từ nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

Ở Việt Nam, sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước đến nay nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã bảo đảm các quyền tự do, bình đẳng, dân chủ của nhân dân trong đời sống xã hội và quan hệ xã hội, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

 Không riêng gì ở Việt Nam, các nước trên thế giới cũng vậy, trong quá trình đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị của mình ngoài những thành tựu đạt được, sẽ không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém khi xây dựng một nền dân chủ của nhân dân, vì nhân dân.          

 

Ở Việt Nam, gần đây, sau khi xảy ra các sự cố về môi trường, tranh chấp đất đai, xử lý các đại án tham nhũng, đối tượng lấy tên là “Tự do ngôn luận” đã đăng bài” biểu tình, nghĩa vụ, đối tượng”... cùng với vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” các “nhà đấu tranh dân chủ” đang ra sức công kích, lợi dụng, tung hô để tạo ra sự chống phá đa diện nhằm vào Việt Nam. Mục đích của việc lợi dụng vấn đề này là để kích động, gây rối, phá hoại, gây mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ liên tục có những hành động “kêu gọi đấu tranh” của cộng đồng để tiến hành xây dựng "phong trào dân chủ" ở Việt Nam. Không khó để nhận ra những con người và cái gọi là "phong trào" đó không hề xác định hay hướng tới giá trị dân chủ đích thực. Chỉ cần viết một, hai đơn từ kiện cáo hoặc nói xấu cán bộ lãnh đạo hay một cơ quan Ðảng và Nhà nước là trở thành "nhà đấu tranh dân chủ"(!) Họ lập ra "hội nhóm" nhưng không "hội nhóm" nào có cương lĩnh hành động mang chất trí tuệ, chủ yếu xào xáo, lặp lại của nhau. Ðối với họ, "đấu tranh dân chủ" không phải là mục đích mà là chiêu bài, là nghề kiếm sống, là hưởng lợi từ tiền hỗ trợ của các hội đoàn chống cộng ở hải ngoại như tổ chức khủng bố "Việt tân",... Dựa vào một số thế lực, họ cố gây áp lực lên Nhà nước Việt Nam nhằm đạt tới một cuộc "tiếm quyền" dưới danh nghĩa của các giá trị dân chủ nước ngoài. Về bản chất, họ đang đi ngược lại quá trình dân chủ, vì dân chủ thật sự phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của mọi người dân, chứ không buộc người dân đi theo quan niệm mà "nhà dân chủ" giả hiệu cổ súy. Chỉ tiếp cận từ tiêu chí "của nhân dân, do nhân dân" đã thấy cái gọi là "phong trào dân chủ" được quảng bá trên internet lại được một số tổ chức ở nước ngoài cổ vũ hoàn toàn đi ngược với khát vọng và cũng là mục tiêu mà toàn dân tộc Việt Nam đang phấn đấu đạt tới là xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Không có ý nghĩa nào khác, một "phong trào dân chủ" lại từ chối mọi cơ hội để xây dựng đất nước, tảng lờ thành tựu của xã hội mà chính họ thụ hưởng, mượn danh nghĩa dân chủ để chống chính quyền, lấy tham vọng và lợi ích ích kỷ của cá nhân thay thế nguyện vọng dân tộc,... thực chất chỉ là một "phong trào phản dân chủ".


Chứng kiến những gì đã và đang hiện hữu trong đời sống xã hội của một số quốc gia trên thế giới, trong nước về xây dựng nền dân chủ; với những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa – nguyện vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam, chúng ta càng khẳng định nền dân chủ mà nhân dân Việt Nam đã chọn là hoàn toàn đúng đắn, biểu tượng về chân lý sáng ngời của một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, với truyền thống yêu nước, đoàn kết, thủy chung... để mỗi người dân yêu nước thể hiện rõ trách nhiệm của mình, trong mỗi suy nghĩ, trong từng hành động, mỗi người cần bình tĩnh, tỉnh táo, phân tích cặn kẽ, thấu đáo tạo ra kháng thể về tinh thần, miễn nhiễm với những thứ dân chủ giả hiệu. Để chúng ta nhận diện, phân biệt đâu là người yêu nước chân chính, đâu là nhà hoạt động xã hội có ý thức trách nhiệm và đâu là người đang mượn danh nghĩa dân chủ để cản trở sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Và đối với mỗi chúng ta, một nền dân chủ thật sự chỉ đến từ các công dân có tinh thần tự chủ, yêu hòa bình, gắn bó với cộng đồng bằng tinh thần nhân văn, luôn biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích của chính mình với lợi ích của mọi người./. 

1 nhận xét:

  1. Cần phải trừng trị thật nghiêm khắc những kẻ xuyên tạc sự thật

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...