Quyền tự do hội họp,
lập hội, biểu tình là một trong những quyền cơ bản của công dân Việt Nam được
quy định tại Hiến pháp năm 1946 (Điều 10), Hiến pháp năm 1959 (Điều 25), Hiến
pháp năm 1980 (Điều 67), Hiến pháp năm 2013 (Điều 25). Đây là một trong những
quyền tự do dân chủ của công dân được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện.
Theo quy định tại
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 thì công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình.
Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
1. Quyền hội họp
Dựa vào khái niệm
“hội họp” do Đại từ tiếng Việt” đưa ra, có thể hiểu quyền hội họp là quyền được
họp mặt với nhau để bàn công việc nói chung. Như vậy sẽ có các cuộc hội họp có
tính chất gia đình, giữa thân thuộc, bè bạn; các buổi sinh hoạt của các hội hợp
pháp, tổ chức trong trụ sở của hội; các cuộc hành lễ thường lệ của các tôn giáo
tổ chức trong những nơi thờ cúng; các cuộc hội họp còn được sử dụng để thảo luận,
giải quyết các công việc nội bộ trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay ở
khu vực dân sư. Quyền hội họp cũng là quyền của công dân được họp mặt để thảo
luận, bàn bạc góp ý kiến về các vấn đề chung của Nhà nước, của xã hội.
2. Quyền lập
hội
Hội được hiểu là tổ
chức tự nguyện của công dân, tổ chức có cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới,
có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ
lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ
nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Hội có tên gọi khác
nhau: hội (Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến
binh, Hội Khuyến học, Hội Sinh vật cảnh…), liên hiệp hội (Liên hiệp các hội
khoa học kỹ thuật Việt Nam, liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh…), tổng hội (Tổng hội y học Việt Nam, Tổng hội Tin lành Việt Nam…),
liên đoàn (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Liên đoàn Luật sư, Liên đoàn
bóng đá…), hiệp hội (Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam,
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam…), câu lạc bộ có tư cách pháp nhân (Câu lạc bộ Tiếng
Anh, câu lạc bộ Kết bạn, Câu lạc bộ Thơ…) có tư cách pháp nhân và các tên gọi
khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu
quyền lập hội là quyền của công dân có thể tự do tham gia vào các hội, hội liên
hiệp, liên hiệp hội, tổng hội, câu lạc bộ…theo quy định của pháp luật.
Nhằm thực hiện tốt
quy định của Hiến pháp về quyền lập hội của công dân, Chính phủ đã có Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
(được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012). Theo đó,
ngoài các tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh
Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; các tổ chức giáo hội (được tổ chức, hoạt
động và quản lý theo những quy định cụ thể phù hợp với pháp luật Việt Nam) thì
việc lập các hội khác đều phải chấp hành những quy định của Nghị định này mà một
trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của hội là tự nguyện và
tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.
Ở nước ta, quyền lập
hội được Hiến pháp nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân. Việc thực
hiện quyền này chỉ bị hạn chế do pháp luật quy định nhằm xây dựng một xã hội
dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn trật tự công cộng, và để bảo vệ sức
khỏe hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người khác.
3. Quyền biểu
tình
Quyền biểu tình là
quyền của công dân, được thực hiện thông qua hình thức tụ họp đông đảo hoặc diễu
hành trên đường phố để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung.
Hiểu rộng ra, biểu tình là một hình thức hành động nhằm thể hiện mục đích, bày
tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đó.
Theo quy định tại
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 thì công dân Việt Nam có quyền biểu tình, việc thực
hiện quyền này theo quy định của pháp luật.
Pháp luật Việt Nam
ghi nhận, tôn trọng và bảo hộ quyền biểu tình, quyền hội họp và lập hội của
công dân. Những người có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền
lập hội, quyền biểu tình hợp pháp, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân
dân, thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật,
hoặc xử phạt hành chính hay xử phạt hình sự. Nhưng, mọi hành vi lợi dụng quyền
tự do dân chủ, lợi dụng quyền hội họp, biểu tình và lập hội để gây rối trật tự
công cộng; phá hoại, chống lại nền độc lập dân tộc, xâm hại tới lợi ích của Nhà
nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân đều bị nghiêm cấm và
trừng trị./.
Mọi hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, lợi dụng quyền hội họp, biểu tình và lập hội để gây rối trật tự công cộng; phá hoại, chống lại nền độc lập dân tộc, xâm hại tới lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân đều bị nghiêm cấm và trừng tr
Trả lờiXóa