D236 - Ngày 25 tháng 9 năm
2018, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII nhiệm kỳ 2018 – 2023 đã diễn ra và
kết thúc tốt đẹp. Lợi dụng sự kiện này, trên trang Danlambao, các
thế lực thù địch lại tung ra nhiều bài viết, trong đó có bài: “Công
đoàn tay sai – lãng phí tiền dân”, nhằm phủ nhận vai trò, cống hiến
của Công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Bài viết cho rằng, “Tổ chức
công đoàn các cấp thực chất là cánh tay nối dài của Đảng, nói tiếng nói của
Đảng, không đứng về phía công nhân”. Đây là luận điệu phản động, nhằm kích
động, chia rẽ mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với Đảng, tiến tới xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với công đoàn cũng như đối với xã hội.
Thực tiễn cách mạng
Việt Nam đã chứng minh, Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt các chức năng như đại
diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; đại
diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý kinh tế – xã hội trong phạm vi
chức năng của mình, đồng thời thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của
cơ quan, tổ chức Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, giáo dục động
viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công
dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo số liệu thống kê
năm 2018, nước ta có khoảng hơn 20 triệu công nhân, hoạt động trong tất cả các
loại hình doanh nghiệp khác nhau. Trong đó, có hơn 5 triệu công nhân trong
thành phần kinh tế nhà nước, khoảng 9,8 triệu công nhân trong thành phần kinh
tế tư nhân và 4,7 triệu công nhân trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài. Những số liệu này, cho thấy, số lượng công nhân trong thành phần kinh tế
nhà nước chỉ chiếm khoảng 1/5 so với công nhân ở các thành phần kinh tế khác.
Chưa kể, hiện nay trong số các doanh nghiệp nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp
đã cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức hoạt động theo dạng liên doanh, liên kết,
nhà nước chỉ giữ vốn chi phối. Hầu hết các doanh nghiệp này đều có tổ chức công
đoàn, được chính những người công nhân tổ chức bầu chọn để làm đại diện cho
mình.
Trong thời gian qua,
Công đoàn Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động, trong đó điểm nhấn là Chương
trình phúc lợi đoàn viên công đoàn, năm “Vì lợi ích đoàn viên công đoàn”, Tháng
Công nhân, “Tết Sum vầy”, “Mái ấm Công đoàn” và nhiều hoạt động ý nghĩa khác
góp phần thiết thực chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động trên cả nước.
Đồng thời, Công đoàn
Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến
người lao động. Với 521 văn bản góp ý kiến, đề xuất của Công đoàn Việt Nam đã
thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm đại diện cho người lao động trong Hội đồng
tiền lương quốc gia, góp phần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tăng trên
55%; trong công tác thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước
lao động tập thể.
Công đoàn Việt Nam
còn chủ động phối hợp với chính quyền, cơ quan Nhà nước tổ chức hội nghị cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động. Tiến hành các cuộc đối thoại định kỳ
và đột xuất. Trong 3 năm liên tiếp từ tháng 5/2016 đến năm 2018, Tổng LĐLĐ Việt
Nam đã tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ 3 lần gặp gỡ, đối thoại với công
nhân, người lao động, góp phần giải quyết kịp thời những vướng mắc, tạo hiệu
ứng để lãnh đạo các địa phương, đơn vị gặp gỡ, đối thoại nhằm giải quyết kịp
thời các kiến nghị, đề xuất chính đáng của người lao động.
Một trong những nội
dung quan trọng khác là tổ chức công đoàn tích cực phát động các phong trào thi
đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng có chuyển biến tích cực thông qua
việc cụ thể hóa phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”. Qua
đó, người lao động đăng ký hoàn thành 77.753 đề tài nghiên cứu khoa học với giá
trị làm lợi là 336.777 tỉ đồng; phát huy 1.170.884 sáng kiến với giá trị làm
lợi 203.579 tỉ đồng…, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế
– xã hội của đất nước.
Công đoàn Việt Nam đã
tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động,
trong đó điển hình là tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về Đề án đầu tư
xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và
tổ chức đầu tư, xây dựng các thiết chế tại những địa phương có nhiều bức xúc về
nhà ở, nhà trẻ, nơi vui chơi, giải trí của công nhân.
Như vậy, việc xuyên
tạc tổ chức công đoàn bị lệ thuộc, là cánh tay nối dài của Đảng là hoàn toàn
không có cơ sở; là sự vu khống của các thế lực thù địch. Chúng ta hãy cảnh giác
và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, phủ
nhận của Phạm Trần và các thế lực thù địch !.
Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống lại bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa