Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Vũ Đông Hà – Kẻ bồi bút vô liêm sỉ

E236 - Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 8, khóa XII nhất trí giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, các thế lực phản động đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, trong đó nổi lên là bài viết “Đại họa cho Việt Nam nếu Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước” của Vũ Đông Hà đăng trên “Danlambao”. Những chiêu trò và thủ đoạn của y cần phải được vạch trần.

Mắc bệnh ảo tưởng, bằng lối suy diễn vô căn cứ đầy tính phản động, Vũ Đông Hà nhai đi nhai lại kịch bản cũ rích khi y cho rằng: “nhất thể hóa 2 chức vụ Tổng Bí thư/ Chủ tịch nước và ngồi vào cái ghế nhất thể hai ngôi này, Nguyễn Phú Trọng thực sự trở thành hoàng đế của Việt Nam”. Hoang đường hơn, Vũ Đông Hà nói: “Nếu nắm được cả 2 chức vụ TBT và CTN, không những Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tay Tàu cộng mà những nỗ lực để lấy lại chủ quyền, độc lập dân tộc của các thế hệ Việt Nam bị mất tổ quốc sau này sẽ muôn vàn khó khăn vì sự xâm lược, chiếm đóng, cai trị của Tàu cộng đã được “Việt Nam” đồng ý ký kết một cách hợp pháp dưới mắt nhìn của nhiều người, nhiều quốc gia trên thế giới”…

Vũ Đông Hà nên biết, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới, tổng thống hay thủ tướng cũng đều là người đứng đầu các đảng phái của họ. Ở Việt Nam, Tổng Bí thư đồng thời giữ chức Chủ tịch nước là việc không xa lạ. Trong lịch sử, Đại hội lần thứ II của Đảng đã bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch Đảng và Người đã đảm nhiệm 2 cương vị này từ năm 1951 cho đến khi qua đời. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được 100% ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu để và đã được 99,79% đại biểu Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước là hoàn toàn phù hợp với quy định của điều lệ Đảng, với Hiến pháp, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước. Nó không chỉ phù hợp với xu thế chung, mà còn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, thể hiện sự kỳ vọng của Đảng, của nhân dân vào sự trưởng thành, lớn mạnh của Đảng trước trọng trách lớn lao, lãnh đạo đất nước trong thời kỳ đổi mới toàn diện.

Không biết Vũ Đông Hà ngây thơ hay giả vờ ngây thơ, khi nói: “mọi văn bản mang chữ ký TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ có giá trị trong đảng CSVN và vô giá trị với nhà nước Việt Nam”, “Chủ tịch Nước từ trước đến giờ chỉ là người bù nhìn”, “nếu ngồi vào ghế Chủ tịch Nước thì CTN Nguyễn Phú Trọng có quyền nhân danh Nhà nước Việt Nam để ký điều ước quốc tế đồng thời có quyền quyết định việc Việt Nam đồng ý, gia nhập hoặc Việt Nam chấm dứt hiệu lực đối với mọi điều ước quốc tế”…

Xin thưa với những kẻ trình độ “i tờ” về chính trị như Vũ Đông Hà rằng, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không phải do Điều lệ Đảng “đơn phương” quy định. Tính chính danh của nó, đã được hiến định trong Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được đại biểu Quốc hội, những người đại diện cho cử tri và nhân dân cả nước biểu quyết thông qua. Với vai trò hạt nhân chính trị trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước. Thật hoang đường khi cho rằng mọi “văn bản” của Đảng không có giá trị gì với Nhà nước như Đông Hà suy diễn.

Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, tuy nhiên Đảng cầm quyền không có nghĩa là quyền lực chính trị của Đảng trở thành quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước là quyền lực nhân dân, thuộc về nhân dân. Để đảm đương sứ mệnh cầm quyền mà không làm thay công việc của Nhà nước, Đảng phải chăm lo xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước, đảm bảo cho nhà nước thực hiện đúng đường lối chính trị của Đảng, thực sự là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân. Do đó, việc Đảng giới thiệu cán bộ, đảng viên của mình để bầu cử (bổ nhiệm) vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước là đúng quy định.

Điều 86 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi rõ: “Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Như vậy, chức danh Chủ tịch nước cũng như mọi chức danh khác trong tổ chức bộ máy nhà nước đều có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Không thể có một vị trí nào đó là “bù nhìn” như luận điệu xuyên tạc của Vũ Đông Hà. Mọi cán bộ, đảng viên của Đảng khi đảm nhiệm các cương vị trong bộ máy nhà nước, tất yếu phải cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng vào lĩnh vực công tác của mình. Và do đó, mọi hoạt động của họ trong bộ máy nhà nước phải thể hiện được ý chí của Đảng, nguyện vọng của toàn dân chứ không phải là ý muốn của cá nhân. Làm gì có cái gọi là một người nào đó ký giấy bán nước khôi hài như Vũ Đông Hà tưởng tượng ra.

1 nhận xét:

  1. Tất cả những kẻ bán nước cầu vinh phải bị pháp luật trừng trị thích đáng

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...