Trước đây, công tác xóa đói giảm nghèo
(XĐGN) thường được nhìn nhận là sự hỗ trợ phần lớn hoặc cho không của Nhà nước
đối với người nghèo. Để phù hợp với tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã và
đang thay đổi quan điểm, phương thức XĐGN theo hướng giảm dần sự hỗ trợ cho
không, phát huy tinh thần tự lực của người dân nghèo, giúp họ tự vươn lên thoát
nghèo đa chiều và bền vững
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám
thành công, thành lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), một trong
sáu nhiệm vụ hàng đầu được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Cách mạng lâm thời
xác định, đó là phải “diệt giặc đói”… Nhiệm vụ đó được Trung ương Đảng, Quốc hội,
Chính phủ và toàn thể nhân dân liên tục thực hiện trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ; sau này tiếp tục được duy trì và phát huy trong công
cuộc kiến thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chưa dừng lại ở đó, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng (năm 2016), đã tiếp tục nhấn mạnh: “Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và
tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản
và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”. Trong đó, “phương pháp đo lường nghèo đa chiều” là một khái
niệm hoàn toàn mới.
Trước đây, chúng ta chỉ đơn thuần đánh giá mức độ
nghèo trên phương diện kinh tế, thu nhập. Theo đó, một người có thu nhập dưới
mức trung bình là người nghèo. Nhưng nay, việc đánh giá người nghèo, hộ nghèo
được nhìn nhận theo “đa chiều”, cả vật chất và tinh thần, ngoài thu nhập, còn
có các tiêu chí như: được khám chữa bệnh, được đi học, được nghe đài, xem ti
vi, có phương tiện đi lại gắn động cơ, ăn ở hợp vệ sinh, v.v... Việc xác định
như vậy sẽ giúp mở rộng biên độ về cơ chế, chính sách, chương trình, dự án,
phương thức tiếp cận, đối tượng đích cho công tác XĐGN một cách bền vững.
Từ những thay đổi trong quan điểm, nhận thức về công
tác XĐGN, nhất là quan điểm về phương pháp đo lường nghèo đa chiều, đã dẫn tới
hình thành nhiều phương pháp và cách thức hành động mới trong công tác XĐGN
trên tinh thần phát huy nội lực của cả quốc gia và từng người dân nhằm mục đích
làm cho công tác XĐGN bền vững hơn.
Từ những thay đổi trong quan điểm, nhận thức về công tác XĐGN, nhất là quan điểm về phương pháp đo lường nghèo đa chiều, đã dẫn tới hình thành nhiều phương pháp và cách thức hành động mới trong công tác XĐGN trên tinh thần phát huy nội lực của cả quốc gia và từng người dân nhằm mục đích làm cho công tác XĐGN bền vững hơn.
Trả lờiXóa