H236 - Lợi dụng sự kiện Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII họp Hội nghị lần
thứ tám, các thế lực thù địch tìm mọi cách để xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ở một số vấn đề sau:
Một là, Chúng cố tình xuyên tạc rằng, việc Trung ương giới thiệu Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ cương vị Chủ tịch nước, là tạo lập
vị trí độc tôn của Đảng đứng trên Hiến pháp; tiếp tục gia tăng “tham nhũng” quyền
lãnh đạo, chuyên quyền, độc đoán của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực tế ở nước ta, đã có những giai đoạn cách mạng, người lãnh đạo cao
nhất của Đảng đồng thời là người đứng đầu Nhà nước (Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước). Thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền cũng
là người đứng đầu Chính phủ hoặc là nguyên thủ quốc gia hoặc cả hai. Vì vậy,
đây không phải là vấn đề mới đã được Đảng đề cập và đang tổ chức thử nghiệm ở một
số địa phương. Do vậy, kết quả Hội nghị Trung ương 8, Khóa XII giới thiệu Tổng
Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là phù hợp quy định và Điều lệ Đảng, của
Hiến pháp và cũng là nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước.
Hai là, chúng cho rằng, việc ban hành quy định về trách nhiệm nêu gương
của cán bộ, đảng viên “không phải là để nhắm vào những hành vi tham nhũng” mà
nhằm “thanh trừng nội bộ” và “thâu tóm quyền lực”.
Việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương lần này là cụ thể hóa
Quy định 101-QĐ/TW, trong đó xác định rõ các chủ thể trước hết phải nêu gương
là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Về nội dung, dự thảo văn bản này quy định trách nhiệm nêu gương một cách toàn
diện, từ tư tưởng, chính trị, đến đạo đức lối sống, bao gồm: Trung thành tuyệt
đối, kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn luôn đặt
lợi ích quốc gia – dân tộc làm tối thượng; thực sự dân chủ, công tâm, khách
quan, minh bạch và giữ vững nguyên tắc trong công tác cán bộ; minh bạch trong
kê khai tài sản, thu nhập. Đặc biệt, theo dự thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy
viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chủ động từ chức khi bản thân
không đủ điều kiện, uy tín. Ngoài ra, dự thảo Quy định mới này còn yêu cầu cán
bộ lãnh đạo phải tránh “tư duy nhiệm kỳ”; không được tạo lập “sân sau”, thiết lập
“lợi ích nhóm”; sử dụng tiền, tài sản của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân làm
giàu bất chính, vụ lợi…
Gần đây, Đảng ta lấy Quy định 102, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ. Phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc của Quy định 102 là tất cả “đảng
viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định,
quyết định”. Nguyên tắc là “tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng.
Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem
xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời”. Như vậy, có thể nói Quy định 102 rộng
hơn dự thảo Quy định trách nhiệm nêu gương về đối tượng áp dụng. Mặt khác, dự
thảo Quy định về trách nhiệm nêu gương khuyến khích đối với cán bộ cấp cao “chủ
động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín”. Có thể nói đây là một
quy định nhân văn, dựa trên nguyên tắc tự nguyện của cán bộ đảng viên.
Viết, tán phát bài trên mạng xã hội, tung thông tin sai trái, xuyên tạc
sai sự thật nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thủ đoạn mà các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng. Vì vậy,
nhận diện đúng, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá
của các thế thù địch là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở nước ta hiện nay./.
Cần phải xử lý thật nghiêm bọn phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước
Trả lờiXóa