Hiến pháp của nước ta từ
trước đến nay đều có những quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí và khẳng
định đây là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân.
Tính đến tháng 2 năm 2013, cả nước có 812 cơ quan báo in với 1.084 ấn phẩm,
trong đó 197 cơ quan có báo (gồm 84 báo chí Trung ương, 113 báo địa phương);
615 cơ quan có tạp chí (488 tạp chí Trung ương và 127 tạp chí địa phương). Toàn
quốc có 67 đài phát thanh - truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có
02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 Đài phát thanh - truyền
hình cấp tỉnh, 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99
kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh).
Báo chí đã thật sự là cơ
quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.Là
diễn đàn và công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của các tầng lớp
nhân dân. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp
ý kiến trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng, trong đó có báo chí. Đồng thời, khi tham gia sinh hoạt, hoạt
động ở tổ chức nào, họ đều có ấn phẩm báo chí của tổ chức đó nhằm đáp ứng mọi
nhu cầu và bảo đảm quyền được thông tin của mình.
Thực tế cho thấy, báo
chí đã tường thuật trực tiếp các kỳ họp chuyên đề của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội. Những kỳ họp của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước được
tường thuật trực tiếp các cuộc trả lời chất vấn dành cho các thành viên hội
đồng nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), tất cả các Bộ
trưởng đều nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” trong
những buổi giao lưu trực tuyến thường xuyên. Nhiều năm qua, Chính phủ đã yêu
cầu các bộ, ngành cử “người phát ngôn” báo chí, có trách nhiệm cung cấp thông
tin kịp thời về những điều quan tâm, bức xúc của nhân dân đối với từng ngành,
từng tổ chức cụ thể; trả lời thực chất những vụ việc đăng trên các chuyên mục
“Ý kiến bạn đọc” của nhiều báo, đài cũng như những sự kiện lớn, những vụ tiêu
cực nghiêm trọng của ngành được báo chí đề cập.Thực tiễn ngày thêm sáng tỏ ở
nước ta đã thực sự có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Nếu ai cố tình lợi dụng
dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi
ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Ngày nay, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước ta trên tất cả các mặt trận. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các cơ quan báo chí cách mạng.
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa