Vào lúc 12 giờ 45 phút,
ngày 23/01/1973, có vấn lê Đức Thọ và đại diện Mỹ Kít-xinh-giơ ký tắt Hiệp định.
Ngày 27/01/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hào bình ở Việt Nam
được Bộ trưởng ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh, Bộ
trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Uy – liêm Râu- giơ, Bộ trưởng ngoại giao Chính phủ lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng ngoại giao Chính phủ
Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm chính thức ký kết tại Trung tâm Hội nghị quốc tế,
khách sạn Hoàng gia, đường Klêbe, Paris (Pháp).
Căn cứ vào thế và lực
so sánh trên chiến trường lúc ấy, thắng lợi căn bản của nhân dân ta là: Mỹ và
các nước công nhận chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.
Thắng lợi ghi trong Điều 1 (Chương 1) của Hiệp định như sau: “Hoa Kỳ và các nước
khác tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp
định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã được công nhận”. Thắng lợi của Hiệp định Paris
là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và là thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ.
Đánh giá về cuộc đấu
tranh ngoại giao ở Paris, Báo cáo chính trị của ban Chấp hành Trung ương tại Đại
hội IV, năm 1976 viết “Hiệp định Paris là thắng lợi to lớn của nhân dân ta”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
năm 1973 nhận định: Hiệp định Paris đã ghi lại những thắng lợi rất to lớn của
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đnahs dấu bước ngoặt trong cuộc đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta.
Đấu tranh ngoại giao
là sự phản ánh cuộc đọ sức giữa ta và địch trên chiến trường, nhưng đấu tranh
ngoại giao lại góp phần tích cực thúc đẩy và tạo điều kiện đẩy nhanh cuộc chiến
đấu của nhân dân ta đi đến thắng lợi. Trong suốt 5 năm, khoảng thời gian dài chức
từng thấy của lịch sử đàm phán, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc riêng cấp
cao, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn, hàng trăm cuộc mít tinh ủng hộ Việt
Nam, cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta ở Paris đã thực sự góp phần quan
trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh là sự phản ánh cuộc đọ sức giữa ta và địch trên chiến trường, nhưng đấu tranh ngoại giao lại góp phần tích cực thúc đẩy và tạo điều kiện đẩy nhanh cuộc chiến đấu của nhân dân ta đi đến thắng lợi
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa