Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Sau khi Pháp đầu hàng
phát xít Đức ngày 22/6/1940, phát xít Nhật nhanh chóng chiếm Đông Dương, ép
chính quyền Pháp ở Đông Dương phải nhượng bộ nhiều quyền lợi. Ngày 22/9/1940,
phát xít Nhật vượt biên giới Trung-Việt đánh vào Lạng Sơn, đồng thời cho hơn
4000 quân đổ bộ vào Đồ Sơn (Hải Phòng) theo đường biển. Tàn binh quân Pháp rút
chạy theo đường bộ qua Điềm He, Bình Gia, Bắc Sơn về Thái Nguyên. Đi tới đâu chúng
cũng ra sức cướp bóc, bắn giết nhân dân ta tới đó, làm cho nhân dân căm thù đến
cực điểm, quyết tâm nổi dậy giết giặc, giành chính quyền về tay mình.
Ngày 25/9/1940, một số đồng chí đảng viên vừa thoát khỏi nhà tù Lạng
Sơn về tới địa phương. Trong đó có các đồng chí Nông Văn Cún, Hoàng Đình Ruệ,
Đường Văn Thức. Ngay trong đêm 26 tháng 9 năm 1940, các đồng chí đó đã họp bàn
với một số đảng viên chi bộ xã Hưng Vũ. Tại cuộc họp, các đồng chí Dương Công
Bình, Hoàng Văn Hán tại thôn Nông Lục, xã Hưng Vũ, nhận định thời cơ phát động
quần chúng cách mạng nổi dậy khởi nghĩa vũ trang đã đến. Sáng ngày 27/9/1940,
cuộc họp do chi bộ triệu tập đã thống nhất các chủ trương khởi nghĩa và phát động
quần chúng nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Đồng thời trong thời gian
đó, nhân dân tự tổ chức việc thu nhặt vũ khí, tước khí giới của các toán quân lẻ
để tự vũ trang. Chi bộ xác định lực lượng cách mạng là đông đảo quần chúng nhân
dân. Ban chỉ huy khởi nghĩa nhanh chóng được thành lập gồm các đồng chí Hoàng
Văn Hán, Dương Công Bình, Hoàng Đình Ruệ, Đường Văn Thức, Nông Văn Cún do đồng
chí Hoàng Văn Hán làm chỉ huy trưởng, chọn địa điểm tấn công đầu tiên là đồn Mỏ
Nhài, châu lỵ Bắc Sơn.
Ngày 28 và 29/9/1940, quân khởi nghĩa tiếp tục tấn công vào tàn quân
Pháp ở đèo Canh Tiêm, Sập Dì. Trước tình thế đó, Pháp, Nhật thỏa hiệp với nhau
để tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa. Thực dân Pháp đưa quân lên chiếm lại các đồn
và đàn áp nhân dân dữ dội. Ngay sau khi được tin cuộc khởi nghĩa bùng nổ, Xứ ủy
Bắc Kỳ đã cử đồng chí Trần Đăng Ninh trực tiếp lên lãnh đạo phong trào và hướng
cuộc khởi nghĩa vào mục tiêu xây dựng lực lượng để chiến đấu lâu dài.
Ngày 13/10/1940, cuộc họp tại khu rừng Tân Hương đã quyết định thành lập
đơn vị du kích Bắc Sơn đầu tiên. Ngày 28/10/1940, quần chúng cách mạng đang tổ
chức mít tinh ở Vũ Lăng, chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mỏ Nhài thì bị quân Pháp tấn
công. Nghĩa quân rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên).
Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn chỉ tồn tại chưa đầy một tháng, nhưng đã đem lại
nhiều kinh nghiệm quý báu cho việc chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta. Hội
nghị Trung ương 7 của Đảng quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn làm vốn quân sự cho các cuộc khởi nghĩa sau
này, cũng như xây dựng trung tâm căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai làm chỗ dựa cho đấu
tranh vũ trang.
Để củng cố và phát triển Đội du kích Bắc Sơn, tháng 1/1941, lớp huấn
luyện chính trị, quân sự ngắn ngày tại Phú Thượng, Lâu Thượng, Tràng Xá (Võ
Nhai, Thái Nguyên), lớp học được tổ chức nhằm nâng cao trình độ chính trị, quân
sự và ý thức tổ chức, kỷ luật. Mục đích là đào tạo cán bộ cho khu căn cứ và
cung cấp cán bộ cho các cơ sở khác. Ngày 14/2/1941, Đội du kích Bắc Sơn được
chính thức thành lập ở khu căn cứ Khuổi Nọi, thuộc xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn (Lạng
Sơn).
Đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng công nhận, giao nhiệm vụ
và trao lá Cờ đỏ sao vàng cùng dòng chữ "Tặng Du kích Bắc Sơn" do Hội
Phụ nữ phản đế Hà Nội thêu tặng. Đội có 32 cán bộ, chiến sĩ là con em đồng bào
các dân tộc trên địa bàn đã được giác ngộ cách mạng, chia làm ba tiểu đội, do đồng
chí Lương Văn Tri và Chu Văn Tấn chỉ huy. Vũ khí có 5 súng trường, súng kíp và
dao găm. Tinh thần cứu nước và ý thức kỷ luật của Đội được biểu hiện ở 5 lời thề
danh dự:
2. Tuyệt đối trung thành
với Đảng.
3. Kiên quyết chiến đấu
và trả thù cho các đồng chí bị hy sinh.
4. Không hàng giặc.
5. Không hại dân.
Khởi nghĩa Bắc Sơn là một mốc son chói lọi của tinh thần yêu nước, quyết
tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, thể hiện sự sáng tạo và tài thao lược
trong chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng của Đảng. Cuộc khởi
nghĩa dù diễn ra trong thời gian ngắn nhưng mang ý nghĩa lịch sử to lớn, góp phần
xây dựng chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, đội du kích Bắc Sơn đã không ngừng lớn mạnh, góp phần quan
trọng trong việc xây dựng khu giải phóng trước Tổng khởi nghĩa năm 1945. Sau
này, Đội du kích Bắc Sơn đổi thành Cứu Quốc quân Bắc Sơn, tiền thân của Đội Việt
Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng trở thành nhân tố quyết định đối với sự trưởng thành, phát triển của quân đội ta. Thực tế Quân đội đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược và xây dựng Quân đội ngày càng hùng mạnh.
Trả lờiXóaBài viết rất hay
Trả lờiXóa