Bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là
chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thời gian qua, các nỗ lực và
thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các quyền cơ
bản của người dân đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Vậy mà đây đó vẫn có những giọng
điệu lạc lõng xuyên tạc, bóp méo, phản ảnh không đúng về tình hình nhân quyền tại
Việt Nam. Nhưng dù bằng chiêu trò gì chăng nữa, các thế lực thù địch, phản động
cũng không thể phủ nhận được những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm
ngày càng tốt hơn các quyền của người dân.
Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là quyền
con người được bảo đảm và thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Ngay từ
khi ra đời, Nhà nước Việt Nam đã đặt nhiệm vụ bảo đảm quyền con người vào vị
trí trung tâm. Sau đó, các nội dung liên quan đến quyền con người được thể
chế hóa thành những quyền hiến định trong bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp
1946). Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959, rồi
Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và năm 2013, quyền con người ở Việt Nam đã thực
sự trở thành quyền hiến định. Đảng ta trong chỉ thị số 12/CT-TW của Ban chấp
hành trung ương Đảng năm 1992 về vấn đề quyền con người, Đảng ta xác định: “Đối
với chúng ta, vấn đề quyền con người được đặt ra xuất phát từ mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội, từ bản chất của chế độ ta và bao quát trên nhiều lĩnh vực, từ
chính trị, tư tưởng, văn háo đến kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng”..
Đặc biệt ở Việt Nam, các quyền bầu cử, ứng cử và tham
gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của người dân luôn được bảo đảm. Nhà
nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí và tự do thông tin của người dân theo Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước Việt
Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần chính đáng của con
người.
Khi thấy vị thế của Việt Nam ở
khu vực và thế giới ngày càng được nâng cao, các thế lực thù địch tỏ ra tức tối
và tìm cách xuyên tạc, nói xấu nhằm làm giảm uy tín, vai trò của Việt Nam.
Thế nhưng "vải thưa không che nổi mắt thánh", những ghi nhận, đánh
giá của cộng đồng quốc tế và thực tiễn sinh động trên đất
nước Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của
các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đối với Việt
Nam.
Những kẻ phản động thường lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo, chống đối Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta phải tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái.
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa