Xây dựng pháp luật luôn là nội dung quan trọng trong các kỳ
họp Quốc hội không chỉ của riêng Việt Nam. Tại Việt Nam, thường hoạt động này
chiếm khoảng 50% thời lượng của kỳ họp.
Dựa trên thực tiễn, Luật Phòng, chống tham nhũng đã có nhiều
quy định cụ thể, chặt chẽ nhằm ngăn chặn tệ nạn này. Chẳng hạn: Điều 20 (Quy tắc
ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn…), quy định: Người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu… không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán-tài vụ, làm thủ quỹ,
thủ kho… Điều 22 (Quy định về tặng và nhận
quà): Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng
tài chính công, tài sản công làm quà tặng…; Cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức,
viên chức không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng.
Tuy nhiên, trên không gian mạng, các thế lực thù địch vẫn
đang tán phát những luận điệu lèo lái, xuyên tạc nhiều bộ luật mà Quốc hội Việt
Nam mới thông qua. Mục tiêu của chúng là xuyên tạc bản chất của chế độ, làm suy
giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam. Có thể nói, chiến
lược của chúng hiện nay đang tập trung vào việc khuyến khích các phần tử cơ hội,
suy thoái về tư tưởng chính trị lợi dụng internet, mạng xã hội phá hoại chế độ
xã hội và Nhà nước Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề mới trên lĩnh vực bảo
đảm an ninh quốc gia nói chung, an ninh mạng và an ninh tư tưởng chính trị nói
riêng, cần được nhận thức đầy đủ.
Vừa qua, hàng loạt cán bộ các cấp đã bị xử lý về tội tham nhũng; điều đó đã củng cố được niềm tin của nhân dân vào Đảng; dù vậy chúng ta phải đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc về vấn đề này của bọn phản động.
Trả lờiXóaChúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa