Cũng
giống như mọi năm, khi cả nước có nhiều hoạt động kỷ niệm ngày chiến thắng 30
tháng 4 thì các thế lực thù địch lại tung lên mạng Internet nhiều bài viết với
nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật, cổ súy cho “ngày quốc hận”, “tháng tư đen
tối” của chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Trần Gia Phụng với bài viết “Lịch sử lá cờ
vàng” tiếp tục với những giọng điệu lạc lõng và sai lầm đó.
Để biện minh cho chế độ Sài Gòn, trong bài viết, Trần Gia
Phụng đã cố tình xuyên tạc ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và vu
khống Đảng Cộng sản Việt Nam, vu khống Chủ tịch Hồ Chí Minh khi cho rằng: Sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945: “Khi nắm được quyền lực, Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt
Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương (CSĐD) gia tăng việc khủng bố, giết hại, thủ
tiêu hàng trăm ngàn người”. Rõ ràng đây là sự vu khống xấu xa bởi tất cả mọi
người đều biết rằng cùng với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945, Việt Nam đã trở thành một nước tự
do, độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ lên vị trí người làm chủ đất nước,
thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Đó là công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân, với nước. Hoàn toàn không có việc Đảng
khủng bố, giết hại người bất đồng chính kiến sau khi giành được chính quyền như
Trần Gia Phụng vu cáo.
Trần
Gia Phụng cũng đã xuyên tạc lịch sử khi biện minh cho chế độ miền Nam Việt Nam
trước năm 1954 là “khuynh hướng chính trị dân tộc độc lập, chống lại sự đô hộ của
Pháp, nhưng ở thế chẳng đặng đừng phải liên kết với Pháp, để chống Việt Minh cộng
sản. Việt Minh cộng sản nguy hiểm trực tiếp hơn là thực dân Pháp”. Với những lập
luận này, ông Phụng đã thú nhận hành động bán nước của những kẻ như Trần Trọng
Kim, Nguyễn Văn Xuân, Ngô Đình Diệm… Đây là hành động “cõng rắn cắn gà nhà”,
“rước voi giày mả tổ” của những kẻ bán nước chứ không phải là “khuynh hướng
chính trị dân tộc độc lập” như ông Phụng lập luận.
Dù
Trần Gia Phụng có biện minh gì đi nữa, thì hình ảnh lá cờ vàng ba sọc của ngụy
quyền Sài Gòn vẫn là hình ảnh gắn liền với sự chia rẽ, gắn liền với nỗi nhục
bán nước chứ không phải là “lá cờ của lòng người, sáng ngời CHÍNH NGHĨA, đời đời
bất diệt”.
Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc vĩ đại của Chiến thắng 30/4/1975 đã được lịch sử kiểm chứng sáng tỏ, rõ ràng. Vì vậy không thể đổi trắng thay đen về ý nghĩa chiến thắng lịch sử 30/4/1975 được.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa