Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

NV236- Báo chí trên mặt trận tư tưỏng


Trong xã hội nào và thể chế chính trị ra sao cũng có thể khẳng định rằng báo chí luôn là công cụ thể hiện quan điểm và quyền lợi của Đảng, của giai cấp, nhà nước. Không thể có khái niệm báo chí trung lập tuyệt đối, tức là không thể có chuyện báo chí đứng ngoài chính trị, không phục vụ cho lợi ích của giai cấp, của đảng và nhà nước. Đây là điều mà không ít người còn mơ hồ, "phi chính trị hóa" báo chí để từ đó có những cách nhìn nhận phiến diện, sai lầm nhằm chống đối Đảng ta.

Vói nhận thức chủ quan thiếu cơ sở khoa học, ngày 6/5/2019, đối tượng Paulus Lê Sơn đã tán phát bài “Tự do báo chí ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam”, với nội dung xuyên tạc nói xấu tự do báo chí ở Việt Nam thời gian qua, kêu gọi các tổ chức quốc tế, nhất là “Tổ chức phóng viên không biên giới – RST” cần “đánh giá chính xác” về tự do báo chí ở Việt Nam.

Cần khẳng định và kiên quyết đấu tranh mạnh mẽ rằng; ỏ Việt Nam, báo chí luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là công cụ tin cậy của Đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, động viên toàn dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị để đảm bảo cho đất nước và người dân có môi trường hòa bình, phát triển.

Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, các cơ quan báo chí, mỗi nhà báo luôn thực sự là người lính xung kích, với trách nhiệm vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Báo chí đã phản ánh trung thực, khách quan góp phần cung cấp thông tin một cách tương đối đầy đủ, chính xác, toàn diện đến các tầng lớp nhân dân; mặt khác, báo chí góp phần tạo áp lực dư luận xã hội mạnh mẽ hỗ trợ các cơ quan chức năng; đồng thời uy hiếp, ngăn chặn các âm mưu phá hoại Đảng, nhà nước.

Thòi gian qua báo chí cả nước tích cực đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lên án cái sai, cái xấu nhưng không miệt thị, không bôi đen; phê phán, phản biện nhưng không cực đoan, tiêu cực mà trên tinh thần trách nhiệm, tìm giải pháp. Đó chính là trách nhiệm cao của báo chí trong việc phản ánh cuộc sống xã hội, củng cố niềm tin giũa Đảng, nhà nước và nhân dân.

2 nhận xét:

  1. Mỗi nhà báo cần phải trung thực và mang hết tinh thần trách nhiệm để đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng; lên án các luận điệu xuyên tạc, phản động; đồng thời phản ánh những mặt tích cực trong xã hội, củng cố niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...