Thời gian gần đây, trên
nhiều diễn đàn phản động tán phát bài viết Khám phá lớn: Cộng sản Việt Nam
đã tiến hóa từ người thành thú của một “nhà dân chủ” với cái
tên Trung Nguyễn. Với giọng điệu hằn học, ngôn ngữ thô tục, Trung Nguyễn đã lớn
tiếng bôi nhọ, nói xấu, hạ thấp uy tín Đảng Cộng sản Việt Nam, hòng tạo “hiệu ứng”
cho những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Với vốn kiến thức hạn hẹp, góc nhìn thiển cận, cùng với
động cơ cá nhân đen tối, Trung Nguyễn nhận đã xuyên tạc công cụ kiểm soát quyền
lực của Đảng ta. Thực tế cho thấy cơ chế kiểm
soát quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được xây dựng, hoàn thiện và đang
hoạt động hết sức hiệu quả. Việc kiểm soát quyền lực của Đảng ta được chế định
bởi Hiến pháp và hiện thực hóa bằng các phương thức khác nhau. Giới hạn quyền lực
của Đảng, được chế định trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp quy định giới hạn
quyền lực của Đảng là “lực lượng lãnh đạo”, có nghĩa Đảng không phải là Nhà nước,
không làm thay Nhà nước, không ra các văn bản quy phạm pháp luật như Nhà nước.
Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, chịu
trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Đồng thời, Đảng thực
hiện cơ chế “tự kiểm soát” bằng các nguyên tắc tổ chức và hình thức sinh hoạt đảng,
thông qua tự phê bình và phê bình, bằng công tác kiểm tra – giám sát và kỷ luật
Đảng từ chi bộ đến Trung ương theo Điều lệ Đảng. Kiểm soát quyền lực của Đảng
còn thực hiện bởi việc đánh giá hiệu quả lãnh đạo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được chế định bởi Hiến pháp; dựa trên ba tiêu chí cơ bản: 1) Mức độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đề
ra; 2) Niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của
Đảng; 3) Những giá trị tiến bộ mà Đảng mang đến cho
nhân dân, cho đất nước, cho dân tộc.
Như vậy, chủ thể quan trọng nhất trong
kiểm soát quyền lực lãnh đạo của Đảng là nhân dân; công cụ kiểm soát mạnh mẽ nhất
là chế định của Hiến pháp; chế tài quan trọng nhất đối với kiểm soát quyền lãnh
đạo của Đảng là lòng tin của nhân dân, của những người đi theo Đảng. Mất lòng
tin của nhân dân đối với Đảng sẽ dẫn đến nguy cơ mất vai trò lãnh đạo và sẽ mất
quyền lãnh đạo của Đảng, dù quyền đó có thể được chế định bằng những hình thức
pháp lý.
Hiện thực về cơ chế kiểm soát quyền lực
lãnh đạo của Đảng có lẽ quá “xa vời” so với tầm nhận thức của Trung Nguyễn. Hơn
thế, những kẻ phản động thâm thù cộng sản như Y sẽ không bao giờ muốn tìm hiểu
và thừa nhận hiện thực đó. Vì vậy, những lời lẽ chống phá thô bỉ mà Y viết ra
chẳng thể lừa bịp được ai; có chăng chỉ để mọi người nhìn nhận rõ bộ mặt phản động
và dã tâm chống phá Đảng, Nhà nước điên cuồng của Y.
Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật và chống đối Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.
Trả lờiXóaĐấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa