Trong
danh sách thí sinh được nâng điểm tại kỳ thi THPT năm 2018 ở 3 tỉnh Sơn La, Hòa
Bình, Hà Giang, có không ít con cháu các vị lãnh đạo trong tỉnh, ở các sở,
ngành hoặc là con cháu của những cán bộ trực tiếp thực hiện các khâu trọng yếu
trong kỳ thi. Số còn lại là con của các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả,
giàu có ở địa phương. Những thí sinh đứng đầu bảng mới ngày nào còn rạng rỡ
trong lễ vinh danh khen thưởng các thí sinh đạt thủ khoa, á khoa đầu vào đại học,
mới ngày nào còn tự hào chia sẻ bí quyết học tập với bạn bè, bỗng một ngày có
tên trong danh sách minh chứng cho sức mạnh của tiền – quyền.
Nhưng
cũng trong số ấy, lại có những em biết rõ mình không đủ năng lực, biết rõ xuất
phát điểm của mình là do gian dối mà vẫn nuôi ảo vọng “con vua thì lại làm
vua”. Họ nhẫn tâm đặt niềm tin vào sự che chắn, bao trùm của cái bóng tiền –
quyền đầy dối trá. Một thí sinh được nâng hàng chục điểm trở thành thủ khoa của
một trường sư phạm được vinh danh rạng rỡ, vẫn tự hào chia sẻ bí quyết học tài
thi tốt, vẫn bày tỏ nỗi tâm tư trăn trở trước sự cố gian lận điểm thi ở địa
phương như thể mình vô can, thì chỉ có khả năng che giấu đến thượng thừa mới
làm được mà thôi. Dẫu biết trước khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều
tra, những thí sinh cũng chỉ là nạn nhân của căn bệnh thành tích và sính bằng cấp.
Nhưng những ai có tên trong danh sách sai phạm này, vô tình hay cố ý, cũng cần
xác định mình phải chịu trách nhiệm. Thí sinh tham dự kỳ thi đều ở độ tuổi trưởng
thành, có đủ năng lực, hành vi nhận biết nên các em hoàn toàn biết khả năng và
kết quả bài mình làm đến đâu. Nhưng nếu vẫn tỏ ra tự hào với danh hiệu trong
khi điểm thực của mình lại quá thấp, điều đó chỉ cho thấy chính các em cũng
gian dối và là đồng phạm với những hành vi gian dối trong thi cử.
Có
lẽ điều xã hội đang trông chờ lúc này là những thí sinh có tên trong danh sách
sai phạm hãy dũng cảm từ chối những đặc quyền vốn chẳng thuộc về mình. Bằng tốt
nghiệp của một trường đại học danh giá sẽ chẳng có giá trị gì nếu đó là sản phẩm
từ sự lừa dối ngay từ xuất phát điểm, càng không thể sánh với quá trình tiếp
thu, rèn luyện tri thức trong hành trình làm người. Giáo dục mang tính nhân văn
mà dùng quyền và tiền cướp đi cơ hội của bao người xứng đáng, lại tỏ vẻ vô can,
thì chẳng còn gì để nói.
Thật đáng xấu hổ với những con người chỉ biết nói xấu đất nước mà chưa một ngày cống hiến, xây dựng cho đất nước tốt đẹp này.
Trả lờiXóaHiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng
Trả lờiXóa