Giáo sư Nguyễn Đình Cống được sinh ra và lớn
lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, những năm đất nước còn khó khăn, trong
khi lớp lớp thanh niên đều ra chiến trường, với biết bao hy sinh xương máu,
không tiếc thân mình vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì
Giáo sư được Đảng, Nhà nước ưu ái tạo điều kiện cho đi ăn học ở Liên Xô. Bao
nhiêu năm đứng trên bục giảng trường Đại học Xây dựng, bao thế hệ sinh viên đã
học Giáo sư ra trường và trở thành những người thành đạt. Còn đối với Giáo sư, ở
tuổi đã xế chiều, được Đảng và Nhà nước cho nghỉ chế độ, học vấn đủ đầy, công
danh, sự nghiệp khó ai sánh bằng. Tại sao Giáo sư không an phận với những gì Đảng
và Nhà nước đã ưu ái mà lại quay ra phản bội lại lý tưởng một thời ông theo đuổi,
phản bội lại chính tổ chức đã nuôi dưỡng và cho Giáo sư tất cả vinh quang trong
cuộc đời.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng: “cái đuôi định hướng xã hội chủ
nghĩa thực ra là sự chắp vá gượng ép, chỉ nhằm làm thỏa mãn sự nhận thức hời hợt,
sự bảo thủ ý thức hệ của một số ít người trong nước đã mắc bệnh nghiện chủ
nghĩa xã hội”. Đây là luận điệu cố tình phủ nhận chủ trương phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Những hành động phá hoại,
xuyên tạc của Giáo sư và các thế lực thù địch chỉ là “vô tích sự” mà thôi.
Tôi muốn nói với Giáo sư một điều là: Đối với
dân tộc Việt Nam, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường đã lựa chọn đúng đắn và duy nhất,
không một thế lực nào có thể ngăn chặn được. Mọi sự chống phá, xuyên tạc, phủ
nhận thành quả cách mạng chỉ là những “thứ rác rưởi” cần phải loại bỏ. Giáo sư
tuổi đã cao, hãy chú trọng giữ gìn sức khỏe, là tấm gương sáng để con cháu học
tập. Đừng vì những ích kỷ cá nhân, hay sự xúi giục của những kẻ xấu mà làm những
điều hại nước, hại dân.
Những người có tài mà không có đức như Nguyễn Đình Cống, thì tài đó cũng chỉ vô dụng mà thôi.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng; có tài mà không có đức thì tài cũng vứt đi
Xóa