Tham
nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt
động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm
suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã
hội.
Ngay từ
những ngày đầu mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tham
ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, và của Chính phủ, là
“giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”.
Bước vào thời kỳ đổi mới, tình trạng
tham nhũng, tiêu cực bộc lộ ngày càng rõ nét, diễn biến hết sức phức tạp, “làm
giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của
các cơ quan nhà nước”. Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XI) xác định “tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với
những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xẩy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều
ngành…gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước”.
Công tác
phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan
trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài. Chính vì
vậy để thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đòi hỏi sự tham
gia đồng bộ của mọi cấp mọi ngành, đồng thời làm thất bại mọi âm mưu, luận điệu
của các thế lực thù địch xuyên tạc về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn; đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của mọi cấp mọi ngành; đồng thời làm thất bại mọi âm mưu, luận điệu của các thế lực thù địch xuyên tạc về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Trả lờiXóaCuộc chiến chống tham nhũng của Đảng ta được nhân dân hết lòng ủng hộ
Trả lờiXóa