Luật Biển Việt Nam đã thể hiện rõ
nội dung: quy định phạm vi các vùng biển Việt Nam thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia, việc nhấn mạnh và quy định chủ quyền của Nhà
nước Việt Nam đối với các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa. Luật Biển Việt
Nam cũng đã thể hiện khá đầy đủ về phạm vi vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng
tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Ngoài ra, Luật Biển Việt Nam cũng
quy định rõ nguyên tắc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc phân định
ranh giới các vùng biển chồng lấn trên Biển Đông. Chúng ta trên cơ sở Luật Biển
Việt Nam và Công ước quốc tế để giải quyết các vùng chồng lấn, bằng đàm phán
hòa bình, đi tới giải pháp giải quyết tranh chấp công bằng mà các bên có thể chấp
nhận.
Giải
quyết tranh chấp bằng cơ chế tài phán là một biện pháp hòa bình, văn minh, có
tính văn hóa. Nếu khi xảy ra tranh chấp mà các bên không thể tự giải quyết được
thì phải nhờ đến các cơ quan tài phán quốc tế để xem xét xử lý đúng sai. Nếu có
ai đó không muốn đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán khi không thể giải quyết được
thông qua đàm phán song phương hoặc đa phương thì rõ ràng họ muốn đi vào ngõ cụt
và gây ra những xung đột không cần thiết. Luật Biển Việt Nam đã khẳng định lập
trường nhất quán của Việt Nam. Điều đó nói lên thiện chí và quyết tâm của Nhà
nước Việt Nam trong việc xử lý mọi tranh chấp trên Biển Đông.
Luật Biển Việt Nam đã khẳng định
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt
Nam. Đồng thời, chúng ta nhắc lại lập trường nhất quán của Việt Nam trong việc
giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa thông qua biện pháp hoà bình theo nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc
tế.
Trong Luật Biển Việt Nam đã khẳng
định rằng Việt Nam sẵn sàng cùng các bên liên quan đàm phán giải quyết mọi
tranh chấp trên cơ sở Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc
tế. Đó là thiện chí của Việt Nam. Trong thực tế, Việt Nam đã triển khai thành
công thiện chí đó, bởi vì các bên đều tôn trọng sự thật khách quan có thiện chí
và cầu thị khi tiến hành đàm phán. Chúng ta phê phán và kiên quyết đấu tranh với
những người xưng danh là yêu nước nhưng lại có quan điểm và luận điệu xuyên tạc,
kích động nhân dân chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc.
Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, chúng ta phải kiên quyết giữ vững. Tuy nhiên chúng ta phải xử lý hết sức khôn khéo; đồng thời tránh bị kẻ xấu lợi dụng để kích động, chống phá.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi cũng đồng quan điểm
Xóa