Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

NV – 136 Từ căng thẳng bãi Tư Chính, tính chuyện ở đất liền

Chuyện tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hải cảnh của Trung Quốc
tiến vào vùng chủ quyền của Việt Nam đã kéo dài cả 2 tháng nay. Trung Quốc tỏ
ra mình là một con cáo già dày kinh nghiệm, sẵn sàng gây hấn với bất kỳ ai để đạt
được mục đích. Trái ngược với thái độ và hành động ngông cuồng ấy, Việt Nam lại
cho thế giới thấy cách hành xử mềm mỏng, xử lý tình huống rất tỉnh táo, không để
rơi vào cạm bẫy xung đột vũ trang, ngoại trừ khi “cây muốn lặng mà gió chẳng
dừng”, Trung Quốc gây chiến trước.
Có thể thấy bản chất thâm độc của Trung Quốc ngàn năm vẫn không bao giờ thay
đổi đối với đất nước ta. Suốt bao nhiêu năm qua Trung Quốc luôn ngang ngược tìm
cách lấn đất, chiếm đảo, xâm phạm lãnh hải, nhằm biến đất đai, biển trời đất nước
ta thành một bộ phận trong vành đai, con đường của họ. Để đạt được dã tâm đó, gã
phương Bắc đang thực hiện những bước tham vọng gây hấn trên biển Đông mà còn
xâm lược mềm không phải tốn một giọt máu nào bằng cách “núp lùm”, “tấn công”
trên đất liền. Thế nhưng, gã phương Bắc sẽ không đạt được mục đích đó đâu bởi
Việt Nam sẽ khống chế “liên hoàn kế” của Trung Quốc, không bao giờ mất cảnh
giác với kẻ láng giềng này trên mọi lĩnh vực. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Chính phủ
hủy đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc – Nam để Trung Quốc không thể thò chân sói
vào nhà ta. Cao tốc Bắc – Nam là dự án chiến lược, không chỉ góp phần phát triển
kinh tế, mà còn liên quan chặt chẽ đến an ninh quốc phòng và phòng thủ phía
Đông đất nước. Trong mọi trường hợp, lợi ích kinh tế luôn phải gắn với phát triển
bền vững, gắn với chủ quyền. Vậy nên Việt Nam không thể giao cho các nhà thầu
Trung Quốc dự án chiến lược này, cho dù họ đang ráọ riết mời chào, cho vay vốn
đầu tư và chào giá thầu thấp hơn các nước khác. Bài học dự án tàu điện Cát Linh –
Hà Đông ở ngay trước mắt, cái giá phải trả là quá đắt, cho nên chẳng có lý do gì để
lựa chọn và tin tưởng vào nhà thầu Trung Quốc cả. Lo giữ nước từ khi nước chưa
nguy là phương châm cốt yếu, xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng và giữ nước của
dân tộc Việt Nam. Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia;
thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí
thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Trong ván bài chiến lược biển
Đông cũng như trên đất liền thì cái khó của Việt Nam là nước láng giềng núi liền
núi, sông liền sông, giao thương chặt về kinh tế nên để đối phó với những toan tính
bành trướng của Trung Quốc là việc không đơn giản gì. Giữa một thế khó, cho nên
mỗi hành động, mỗi bước đi đều phải được Việt Nam tính toán hết sức kỹ lưỡng,
đảm bảo sự khéo léo và hài hoà nhất có thể để vẹn cả đôi đường. Mỗi một hành
động thiếu suy nghĩ, nóng vội sẽ đưa lại hậu quả khôn lường cho cả quốc gia và
dân tộc.
Vẫn biết rằng với bản chất ngang ngược, thâm độc chắc chắn Trung Quốc vẫn sẽ
không ngừng quậy trên biển Đông và đưa ra nhiều chiêu bài xâm lược mềm trên
đất liền. Thế nhưng chúng ta sẽ không dễ dàng rơi vào bẫy như vậy đâu, Việt Nam
sẽ đưa ra nhiều đối sách hơn nữa để kìm hãm sự ngông cuồng của kẻ láng giềng
xấu tính, mưu mô này.

2 nhận xét:

  1. Trung Quốc liên tục có hành động gây hấn và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông; vậy mà Trung Quốc lại đổ lỗi cho Việt Nam. Đúng là Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...