Hiện nay, vì không phải người nào cũng có thể đọc tài liệu phát
tán qua in-tơ-nét, cho nên các thế lực thù địch hoặc thiếu thiện chí vẫn tiếp
tục sử dụng samizdat với hình thức nguyên thủy là in ấn tài liệu để phát tán.
Khi ở Việt Nam máy in, máy phô-tô-cóp-py được mua bán rộng rãi, thì việc in ấn
như vậy khá dễ dàng, kẻ xấu có thể tổ chức in ấn ngay tại nhà. Và việc phát tán
cũng đã được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau, như: gửi qua đường bưu
điện, rải tờ rơi tại một vài địa điểm công cộng, dán lên tường, lên gốc cây nơi
có nhiều người qua lại, ngang nhiên tụ tập ở nơi đông người để phân phát...
Thậm chí gần đây, có người còn “xuất bản” một cuốn sách được ví như “nồi lẩu
thập cẩm” về chính trị vì khai thác, nhặt nhạnh từ một số sách vở, địa chỉ trên
in-tơ-nét rồi rao bán trên Amazon, và lập tức một số kẻ đã xúm vào ca ngợi,
quảng bá!
Có thể nhận diện thủ đoạn truyền bá quan điểm sai trái của các
thế lực thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam qua việc họ cắt xén, xuyên tạc
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Hiến pháp), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền
(Tuyên ngôn), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước)...
Thí dụ, biện hộ cho hành vi vi phạm pháp luật, họ cho rằng theo Hiến pháp thì
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,
lập hội, biểu tình”. Thực chất, đó là sự cắt xén nguyên bản, bởi Ðiều 25, Hiến
pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định”, tức là Hiến pháp quy định các quyền đó phải thực hiện trên cơ
sở pháp luật. Với Tuyên ngôn và Công ước cũng vậy, họ phát tán các tài liệu này
để vu khống Việt Nam “vi phạm nhân quyền” nhưng chỉ nhấn mạnh nội dung phù hợp
với họ, còn bỏ qua nội dung không phù hợp. Như vậy, các văn bản kể trên của
Liên hợp quốc luôn tôn trọng luật pháp của các quốc gia, coi việc thực thi
quyền con người phải đặt trong tương quan với an ninh quốc gia, trật tự công
cộng, với trách nhiệm, bổn phận, đạo đức, với quyền của người khác...
Trong bối cảnh các thế lực thù địch hoặc
thiếu thiện chí đang bày ra nhiều âm mưu, tận dụng mọi hình thức chống phá nhằm
gia tăng sự tác động của luận điệu xuyên tạc, vu khống, bịa đặt, cổ vũ hành vi
chống phá chế độ,... vào đời sống xã hội, chúng ta cần thực hiện tốt quan điểm
được Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII xác định: Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây”
là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp
bách; và để “chống” có hiệu quả, Nghị quyết chỉ rõ phải: “Chủ động phòng ngừa,
tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản
động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị”.
Hiện nay Luật An ninh mạng đã có hiệu lực; do đó các thế lực thù địch đã chuyển hướng sang các chiêu trò xưa cũ như in ấn, rải truyền đơn... Vì vậy chúng ta phải chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị.
Trả lờiXóaHiện nay trên các trang MXH tràn lan các thông tin xấu độc; hầu hết là các tin xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chống đối chính quyền. Vì vậy cần nhận diện và phòng chống các thông tin xấu độc, sai sự thật trên môi trường mạng.
Trả lờiXóaThời gian qua các thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội; kéo theo đó là hàng loạt trường hợp bị xử lý nghiêm khắc do phát tán các thông tin xấu, độc; vì vậy người xử dụng mạng xã hội phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaKhông có tổ chức, cá nhân nào có tư cách đòi hỏi Việt Nam phải theo ý muốn của họ; Việt Nam có lập trường, quan điểm riêng của mình. Các nhà dân chủ giả tạo không đóng góp gì cho nước Việt Nam thì đừng có đòi hỏi.
Trả lờiXóa