Vừa qua, trên các trang mạng phản động, các đối
tượng cơ hội chính trị, đã tán phát nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc cuộc
chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 của nhân dân ta; vu cáo Đảng, Nhà nước
“lãng quên” sự kiện lịch sử đó; kích động người dân xuống đường đấu tranh chống
Trung Quốc. Điển hình như: Đối tượng Đinh Hoàng Thắng tán phát bài “Những cái
nhất của ngày17/02/1979”; đối tượng Phạm Minh Vũ tán phát bài “Tiếng súng, đã
kết thúc- nghiệp binh đao vẫn chưa dừng”; đối tượng Phạm Đình Trọng tán phát
bài “Đừng hòng đánh tráo lịch sử”; đối tượng Trực Trần tán phát bài “41 năm
chiến tranh biên giới Việt Trung”...
Chúng ta nên nhớ rằng: Ngày 17/2/1979, Trung Quốc mang
đại quân gần 60 vạn (600.000 quân) sang Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài
học”. Trung Quốc mang quân bành trướng đánh ta vì nhiều lý do khác nhau. Trung
quốc với lợi thế về người và số lượng vũ khí, khí tài hung hăng tiến sang như
muốn ăn tươi nuốt sống chúng ta nhưng kinh nghiệm chiến đấu thì chỉ là con đom
đóm nếu so với ánh trăng rằm Đại Việt. Chúng ta vừa khuất phục người Pháp, Mỹ,
kinh nghiệm chiến tranh nhân dân đã ăn vào máu người dân; Quân ta chủ yếu là bộ
đội địa phương và dân quân du kích đã nướng chín hơn 62.000 quân Trung Quốc.
Buộc chúng phải rút về nước khi cụ Tôn Đức Thắng vừa ra lệnh tổng động viên và
đại quân ta đang tiến về nước từ Campuchia. Nếu chậm trễ trong việc rút quân
thì có lẽ chặt hết cây trên núi Thái Sơn cũng không đủ làm quan tài chôn quân
bành trướng vì họ không phải là đối thủ của Bộ đội chủ lực chúng ta. Từ kẻ đòi “dạy cho Việt Nam
bài học”, Trung Quốc trở thành “người học trò” trước lực lượng chủ đạo là dân
quân du kích gồm các cụ, các mẹ, các chị và bộ đội địa phương. Họ bị chặn đánh
không kịp thở, quân đội thì ô hợp, thiếu kinh nghiệm chiến đấu; vũ khí tuy
nhiều nhưng không hiện đại bằng chúng ta; là kẻ xâm lược, bành trướng nên quân Trung
Quốc không có khí chí chiến đấu. Chiến tranh biên giới phía Bắc là nơi quân Tung
Quốc bộc lộ nhiều điểm yếu chí tử và họ thất bại là sự tất yếu.
Chúng ta chiến thắng nhưng các
tỉnh biên giới bị tàn phá nặng nề; chúng ta hy sinh nhiều của, nhiều người và
phải mất nhiều năm mới khắc phục được hậu quả chiến tranh và đến 1991 ta mới
bình thường hóa quan hệ với họ. Chiến tranh là điều không ai muốn vì khi nó xảy
ra thì ngọc đá đều tan; chúng ta ôn lại lịch sử để càng thêm yêu quý giá trị
của hòa bình, tri ân cha ông đã hiến máu xương để có ngày hôm nay. Tất nhiên,
chủ quyền quốc gia là bất biến, là bất khả xâm phạm; nếu có bất cứ thế lực nào
muốn xâm lược nước ta thì chắc chắn hào khí Việt Nam lại trỗi dậy và cái kết
cho kẻ xâm lược sẽ đắng như cái cách mà người Pháp, Mỹ, Trung Quốc từng nhận./.
Các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị tán phát nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 của nhân dân ta; vu khống Đảng, Nhà nước, kích động biểu tình chống Trung Quốc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta và chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Do vậy, mỗi chúng ta cần đề cao cảnh giác, đồng thời đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái ấy.
Trả lờiXóaChủ quyền quốc gia là bất biến, bất khả xâm phạm; khi có bất cứ thế lực nào muốn xâm lược nước ta thì chắc chắn hào khí Việt Nam lại trỗi dậy và cái kết cho kẻ xâm lược sẽ đắng như cái cách mà người Pháp, Mỹ, Trung Quốc từng nhận.
Trả lờiXóaChiến tranh là điều không ai muốn và chiến tranh cũng kết thúc từ lâu; chúng ta ôn lại lịch sử để càng thêm yêu quý giá trị của hòa bình, tri ân cha ông đã hiến máu xương để có ngày hôm nay.
Trả lờiXóaCuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc kết thúc đã lâu; nhưng giờ đây nhiều người dân Trung Quốc mới nhận ra thực chất vấn đề và có rất nhiều người đã phản đối cuộc chiến tranh xâm lược đó của Trung Quốc.
Trả lờiXóa