Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều
tổ chức, cá nhân ở nước ngoài lấy danh nghĩa là nhà “dân chủ”, tổ chức nhân
quyền, tổ chức chính trị này nọ đã nhiều lần đệ đơn kêu gọi Nghị viện châu Âu
không thông qua Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, những hành động đó là
nhằm phá hoại con đường phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam, đây không
phải là đại diện hợp pháp của nhân dân, dân tộc Việt Nam mà đó chỉ là những hành
động bỉ ổi nhằm đạt được mưu đồ đen tối của các thế lực phản động, thù địch.
Tại phiên họp toàn thể chiều 12/2
ở Strasbourg (Pháp), Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định
thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam, còn gọi là hiệp định
EVFTA. EVFTA bao gồm hai hiệp định riêng biệt là Hiệp định thương mại tự do
(EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).
Ngay sau có thông tin Nghị viện
Châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA, Bộ Công thương đã tổ chức họp báo về sự kiện
này chiều tối ngày 12/2/2020.
Tại họp báo, ông Trần Tuấn Anh -
bộ trưởng Bộ Công thương - cho biết Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA), với tỉ
lệ phiếu áp đảo, đạt tỉ lệ 63,33%. Đây là kết quả tốt đẹp và có ý nghĩa với
Việt Nam và Liên minh châu Âu, hai đối tác chiến lược và toàn diện đã triển
khai đàm phán ký kết hai hiệp định.
"Với việc thông qua tại Nghị
viện châu Âu, mối quan hệ giữa Việt Nam và EU ngày càng toàn diện, là điểm nhấn
mà để hướng về tương lai, với mối quan hệ đa phương, có ý nghĩa
khi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và dân tuý đang gay gắt. Liên minh châu Âu cũng
đánh giá cao đối tác Việt Nam, toàn diện và tin cậy trong phạm vi Đông Nam á và
khu vực toàn cầu".
Hiệp EVFTA được coi là đòn bẩy
cho tăng trưởng, mở ra cơ hội lớn thâm nhập thị trường quy mô GDP tới 18.000 tỉ
USD.
Đối với xuất khẩu của Việt Nam,
ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng
85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Sau 7 năm kể từ khi hiệp định có
hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương
99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu
còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu
trong hạn ngạch là 0%.
Như vậy, có thể nói gần 100% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ
trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta
trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU
liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.
Đối với hàng xuất khẩu của EU,
Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5%
số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số
dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế
nhập khẩu.
Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan
là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng
1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài
hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Đây là thành quả nhiều năm liền
mà Đảng và Nhà nước ta đã nổ lực trong quá trình hội nhập sâu rộng về kinh tế
với thế giới, mở ra nhiều cơ hội, thời cơ và thách thức đưa nước ta từng bước
phát triển ngang bằng với các cường quốc trên thế giới.
Hiện nay trên các trang mạng xã hội tràn lan các thông tin giả mạo, sai sự thật...; chúng lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc sự thật, vu khống chính quyền và tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaNghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam; đây là thành quả của nhiều năm Đảng và Nhà nước ta đã nổ lực trong quá trình hội nhập sâu rộng về kinh tế với thế giới, mở ra nhiều cơ hội, thời cơ và thách thức đưa nước ta từng bước phát triển ngang bằng với các cường quốc trên thế giới.
Trả lờiXóaNghị viện Châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA với Việt Nam. Đây là hiệp định thương mại quan trọng bậc nhất lịch sử thương mại hiện đại Việt Nam.
Trả lờiXóaCác phần tử phản động đã xuyên tạc, vu cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam; chúng ngăn cản, phá hoại EVFTA, đi ngược lại với lợi ích dân tộc, chống lại nhân dân, phá hoại đường lối hội nhập kinh tế, công cuộc đổi mới cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải kịch liệt lên án luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa