Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

NV236 - Kẻ mượn gió bẻ măng


Mới đây, Lê Phú Khải mệnh danh là phóng viên thường trú một thời ở Đồng bằng sông Cửu Long lại có bài đăng tải trên trang Boxit VN với tiêu đề “Nền tư pháp hoang dại ở Việt Nam còn tồn tại đến bao giờ”. Đọc tiêu đề bài báo đã thấy, rõ tâm địa xấu xa, đen tối của Lê Phú Khải. Theo lời quảng bá của Phú Khải thì trước đây Y là một phóng viên, nhưng không rõ phóng viên của tờ báo nào, nhưng nếu đã một thời làm phóng viên báo “cách mạng” của Việt Nam mà nay lại tung ra những lời hằn học đó chứng tỏ Y là một kẻ “trở cờ” quay lưng lại với cách mạng, cố tình xuyên tạc chống phá Đảng, chống phá chế độ, chúng ta cần cảnh giác.

Tôi không có ý quy chụp nhưng đọc câu cuối của bài viết của Y thì đã chúng tỏ điều tôi nói là đúng sự thật. Y kết lại rằng “Chừng nào còn chế độ độc đảng, độc tài, không có tòa án độc lập thì những đau khổ của gần trăm triệu dân đen Việt Nam còn…”. Điều đó, đủ cho thấy Lê Phú Khải mượn cớ mấy vụ oan sai trong xét xử của tòa án Việt Nam để phê phán Đảng, chế độ, kích động đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi thay đổi bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo mô thức nhà nước pháp quyền tư sản – điều mà Nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bao giờ chấp nhận.

Lê Phú Khải, không thể chỉ dựa vào mấy vụ án oan sai trong xét xử từ thời kháng chiến chống Pháp đến nay để vu cáo nền pháp luật Việt Nam là “hoang dại” – một cách nhìn thiển cận không xứng với lương tâm, danh dự của một người đã từng là nhà báo (dù là báo gì chăng nữa).

Nếu Phú Khải đã từng là phóng viên báo, chắc cũng được ăn học đàng hoàng, tử tế và được cấp thẻ phóng viên, vậy nên chắc Y cũng hiểu rằng Học thuyết về nhà nước pháp quyền là sản phẩm của nhân loại, đã hình thành từ lâu ngay từ thời cổ đại và phát triển đến ngày nay; và lý luận, mô thức về nhà nước pháp quyền đã từng bước được áp dụng ở nhiều thể chế chính trị, ở nhiều quốc gia dân tộc. Nhưng cho đến nay, mô thức nhà nước pháp quyền ở mỗi quốc gia, kể cả các quốc gia tư sản phát triển “văn minh” thì cách thức tổ chức và vận hành mô hình đó cũng không đồng nhất, giống nhau.

Ở nhà nước Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã hiến định:  Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.  Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.  Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Mô thức trên đây, thể hiện rõ bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam khác về bản chất so với các mô hình nhà nước pháp quyền tư sản, cái khác căn bản ở đây chính là mọi quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân, của nhân dân, không thuộc về số ít giai cấp nắm quyền thống trị như các thể chế chính trị tư sản. Dẫu rằng Nhà nước Việt Nam không tổ chức theo lối “tam quyền phân lập” như mô thức của một số nhà nước tư sản. Nhưng như thế cũng không thể nói rằng ở “Việt Nam không có tòa án độc lập” như lối suy diễn của Phú Khải, trái lại cùng với sự đổi mới toàn diện đất nước ngành tư pháp và tòa án Việt Nam đang có những bước tiến hết sức quan trọng, ngày càng cho phép hạn chế tối đa những oan sai trong xét xử.

Hoạt động xét xử của tòa án đang có nhiều đổi mới theo hướng mở rộng dân chủ, tăng quyền lực của dân dân. Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét xử của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. Toà án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Toà án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Toà án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Toà án. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định.

Vậy mà, với nhãn quan chính trị lệch lạc, với lăng kính méo mó, bằng cái nhìn thiển cận, hằn học với Đảng Cộng sản Việt Nam, với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Phú Khải dám vu vạ rằng: “Chừng nào còn chế độ độc đảng, độc tài, không có tòa án độc lập thì những đau khổ chung thân của gần trăm triệu dân đen Việt Nam còn…”. Đúng là giọng điệu của kẻ “trở cờ”, chúng ta cần cảnh giác không để mắc mưu của Lê Phú Khải cùng đồng bọn của Y.

2 nhận xét:

  1. Những luận điệu xuyên tạc và chống phá đất nước của bọn phản động sẽ không thể lừa được người dân yêu nước

    Trả lờiXóa
  2. Những kẻ bán nước, hại dân, sống vô tích sự thì đừng nên sống nữa

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...