Việc chỉ rõ thực chất, tác hại, sự cần
thiết phải đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “đòi thực hiện “đa nguyên, đa
đảng” và khẳng định vai trò, sứ mệnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một
trong những vấn đề cấp thiết nhằm góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước
vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh; đồng thời, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn
biến’, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay.
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình thực
hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực
thù địch rất quan tâm đến việc chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực
thù địch thường xuyên tuyên truyền, kích động, kêu gọi tán dương, cổ xúy cho
quan điểm “đa nguyên, đa đảng”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.
Thực tiễn cho thấy, ở Việt Nam, ngay từ
khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin tưởng giao phó trọng
trách trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Điều đó không phải là do
mong muốn chủ quan của Đảng, mà chính là sự giao phó của lịch sử, của cách mạng
Việt Nam thông qua quá trình sàng lọc, lựa chọn một cách đúng đắn. Bằng sự thể
nghiệm xương máu trong cuộc đấu tranh cách mạng với bao khó khăn, gian khổ, hy
sinh của nhiều thế hệ người Việt Nam, mà nhân dân ta đã chọn và thừa nhận: Chỉ
có Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mới đảm bảo cho xã hội Việt Nam phát
triển tiến bộ.
Lịch sử cách mạng Việt Nam trong gần 90
năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy: Đảng Cộng sản
Việt Nam đã hoàn toàn xứng đáng với sự lựa chọn, giao phó của lịch sử, sự tin
cậy của nhân dân. Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi của cuộc Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước
công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Đảng đã đưa dân tộc ta từ một dân tộc
không có độc lập đến một dân tộc độc lập có tên trên bản đồ thế giới; đưa nhân
dân ta từ kiếp nô lệ đến dân chủ, tự do, hạnh phúc. Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành
thắng lợi các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đã
khởi xướng và lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế và tình trạng kém phát triển, trở
thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, phát triển. Chính
trị-xã hội của đất nước ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn
hóa-xã hội có bước phát triển. Bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có
nhiều thay đổi. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và
chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều
sâu. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
là nhân tố quyết định đảm bảo cho xã hội Việt Nam được từng bước phát triển bền
vững vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
Tính
nguy hiểm của luận điểm đòi Việt Nam thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập. Dựa trên cơ sở lý luận là học thuyết đa nguyên,
các thế lực thù địch rêu rao “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” như là
“khuôn vàng, thước ngọc” của dân chủ mà chúng ta phải tuân theo. Chúng cho
rằng: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản, vì qua đó là then chốt của
chế độ dân chủ”. Quan điểm này được khoác cái vỏ “vì dân chủ”, “vì dân, vì
nước”, lợi dụng những khó khăn, phức tạp và cả khuyết điểm của chúng ta trong
quá trình thực thi dân chủ để chống phá, nên nó càng trở nên nguy hiểm.Tính
nguy hiểm của thủ đoạn này biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất, luận điểm “đa nguyên chính
trị”, “đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự
ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận
cán bộ và nhân dân. Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng
thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự thiếu thống nhất về chính trị
tư tưởng trong xã hội; sự hoài nghi, dao động, thiếu niềm tự tin của quần chúng
nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm
thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, "lái" nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội
chủ nghĩa. Kêu gọi Việt Nam phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập
thực chất là các thế lực thù địch muốn tìm mọi cách để hình thành, công khai
hóa các tổ chức đảng phái chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó
cạnh tranh vai trò lãnh đạo với Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thủ tiêu chế độ XHCN ở Việt Nam, đi ngược
lại với lợi ích của toàn dân tộc.
Thứ ba, đó là luận điểm phản khoa học và
phi lịch sử. Bởi vì, trên thực tế không có thứ dân chủ chung chung trừu tượng,
trong thời đại ngày nay chỉ có thể là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Cái gọi là đa đảng như trong xã hội phương Tây thực chất là sự chi phối
của đảng tư sản, là biểu hiện sự tranh chấp giữa các nhóm chính trị khác nhau
của chính giai cấp tư sản.
Thực chất luận điệu đa đảng là âm mưu
thủ đoạn vô cùng thâm độc của các thế lực thù địch nhằm kích động chống Đảng,
Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước
và xã hội. Chúng ta cần đề
cao tinh thần cảnh giác cách mạng và kiến quyết đấu tranh bác bỏ, vạch trần bản
chất phản động, phản khoa học âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù
địch.
Bản chất của các thế lực thù địch là không thay đổi; chúng cổ súy cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với động cơ chính trị đen tối, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóaTrong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, Đảng viên phải có nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trả lờiXóa