Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

NV-138. Phát huy các thành phần kinh tế để phát triển đất nước

 

Nhìn lại chặng đường 35 năm đổi mới (1986-2020), kinh tế tư nhân (KTTN) đã chuyển đổi mạnh mẽ sang hoạt động trong khu vực chính thức của nền kinh tế, phạm vi kinh doanh đã rộng khắp ở những ngành mà pháp luật không cấm. Đặc biệt, trong những năm qua một làn sóng khởi nghiệp đã và đang diễn ra, đem lại sức sống mới cho nền kinh tế. Có thể thấy, khu vực KTTN đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên các thế lực thù địch đang ra sức chống phá sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta theo con đường CNXH, trong đó có chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực phát triển KTTN; chúng cho rằng Đảng, Nhà nước “chèn ép”, không cho KTTN phát triển, “vi phạm” tự do, dân chủ, làm cho đời sống nhân dân khó khăn. Đó là những luận điệu hoàn toàn vô căn cứ.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định: Kinh tế tư nhân (KTTN) là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển KTTN và định hướng Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021-2030, nhấn mạnh và làm rõ, việc xác định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và KTTN là một động lực quan trọng; hàm ý không phân biệt đối xử, mà với ý nghĩa là tuỳ thuộc vào chức năng của mỗi thành phần kinh tế để xác định vai trò của chúng. Hiện nay theo thống kê khu vực KTTN trong nước đang tạo ra khoảng 40% GDP, 30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước.

Để kinh tế tư nhân là động lực phát triển nền kinh tế, không tạo sơ hở, thiếu sót, tạo điều kiện cho thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc; cần thống nhất về mặt nhận thức và hành động những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước những vấn đề sau:

Một là, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng.

Ba là, kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực pháp luật không cấm. Khuyến khích các hình thức các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn và các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Bốn là, khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa hoặc Nhà nước thoái vốn.

Năm là, chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành phát luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân.

2 nhận xét:

  1. Chúng ta đã làm rất tốt trong kích thích các thành phần kinh tế để phát triển đất nước

    Trả lờiXóa
  2. Để đất nước phát triển thì cần kích thích các thành phần kinh tế

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...