Quốc hiệu của một
quốc gia ở bất cứ đâu trên thế giới cũng mang giá trị lịch sử, văn hóa và chính
trị. Những cuộc cách mạng, thay đổi chế độ xã hội nói chung thường dẫn đến thay
đổi quốc hiệu.
Sự thay đổi quốc hiệu được xem như một phần
của thành quả cách mạng. Quốc hiệu của một quốc gia trong các thời kỳ lịch sử
khác nhau còn thể hiện tư duy chính trị của lực lượng cầm quyền (thường là đảng
chính trị) giành thắng lợi.
Với nhà nước Việt Nam, quốc hiệu không phải chỉ phản ánh ý chí,
nguyện vọng của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn thông qua một quy trình luật định
của Hiến pháp, do Quốc hội-cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho
toàn thể nhân dân quyết định. Thế nhưng trong làn sóng “dân chủ trên thế giới
ảo-mạng” (có tài khoản còn gọi là “dân chủ cuội”) có người đã đòi thay đổi tên
nước, từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam trở lại tên gọi trước
đây-nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Loại trừ tính cách cá nhân (muốn thể hiện
trí tuệ hơn người) cái gọi là “kiến nghị”, "yêu cầu" trên còn ẩn chứa
âm mưu gì?
Vậy, những người đòi thay quốc hiệu nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,
trở về với quốc hiệu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để nhằm mục đích gì? Có
"trong sáng" như họ vẫn nói hay không? Sẽ tác động đến tư tưởng-chính
trị và văn hóa của đất nước ra sao? Và cuối cùng, thực chất của giọng điệu đề
nghị thay đổi tên nước?
Trước hết, về hệ quả lý luận, sự thay đổi tên nước như có người
nêu sẽ dẫn đến “vênh” giữa nền tảng tư tưởng của Đảng ta (đó là Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) với mục tiêu đi lên xã hội XHCN. Cần lưu ý
rằng mô hình kinh tế của xã hội Việt Nam hiện nay là mô hình “quá độ” lên xã
hội XHCN. Nói cách khác về mặt logic, mô hình này chưa phải là mô hình XHCN.
Thứ hai, về tư tưởng, chính trị, sự thay đổi tên nước như có người
nêu sẽ dẫn đến nhận thức chung của xã hội là Đảng Cộng sản Việt Nam đã thay đổi
nền tảng tư tưởng, đã từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự thay
đổi này bao gồm cả nhận thức về quyền làm chủ của nhân dân. Từ đó, theo logic
sẽ dẫn đến những hình thức đấu tranh đòi xóa bỏ thể chế kinh tế hiện này.
Thứ ba, về khách quan, đó sẽ là sự phủ định vai trò lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người ta có thể lập luận rằng, mô hình kinh
tế xã hội hiện hữu do Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng và điều hành bấy lâu nay
là sai lầm... nên phải thay đổi “tận gốc”, phải thay đổi đảng chính trị cầm
quyền, đây là cái gốc của mô hình cũ.
Trong thời đại công nghệ thông tin dựa trên nền tảng internet,
mạng xã hội... hệ lụy của những sai lầm về chính trị tư tưởng, từ nhỏ có thể
trở thành những vấn đề tư tưởng chính trị phức tạp, khó lường. Thiết nghĩ, vấn
đề này cần được thông tin rộng rãi để cộng đồng, xã hội hiểu rõ bản chất của
các nhà “dân chủ mạng”, “dân chủ ảo”, “dân chủ cuội”.
Thời gian này, các thế lực thù địch tìm mọi cách để xuyên tạc và chống phá Đảng ta. Mọi người phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch của chúng
Trả lờiXóa