Dựa vào đường lối của Đảng về phát triển thành phần kinh tế tư nhân (KTTN), các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị không ngừng xuyên tạc đường lối phát triển đối với KTTN; làm lệch lạc vai trò đặc biệt quan trọng của thành phần kinh tế này. Chúng đưa ra luận điệu cho rằng: “Việt Nam đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, ở Việt Nam hiện nay chủ nghĩa tư bản (CNTB) đang diễn ra một cách cuồng nhiệt”, phát triển KTTN là quay lại phát triển theo tư bản chủ nghĩa, mở đường cho “tư nhân hóa” lũng đoạn ở Việt Nam…
Trong tất cả các nền kinh tế, không phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của quốc gia, kinh tế tư nhân luôn tồn
tại. Sự khác biệt chỉ là vị trí, vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế.
Ở Việt Nam, sự yếu kém của khu vực tư nhân được coi là điểm nghẽn lớn của nền
kinh tế trong quá trình phát triển.
Vì vậy Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII (tháng 6-2017), đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở
thành động lực quan trọng trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao cả về số
lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP).
Kinh tế tư nhân, hiểu cách khái quát chung, là khu vực kinh tế nằm
ngoài quốc doanh, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư
nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. Kinh tế tư nhân là tất cả các cơ sở sản xuất kinh
doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiểu
ở cấp độ hẹp, kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu
tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức
như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các
hộ kinh doanh cá thể.
Xét về cơ sở lý luận,
thành phần kinh tế được hình thành trên hình thức sở hữu tương ứng. Cơ sở của
KTTN xuất phát từ hình thức sở hữu tư nhân. Trong lịch sử, sở hữu tư nhân xuất
hiện ngay từ khi phương thức sản xuất Cộng sản nguyên thủy tan dã và xã hội Chiếm
hữu nô lệ ra đời. Do vậy, sở hữu tư nhân, KTTN manh nha ra đời từ rất sớm
và là khái niệm không đồng nhất với CNTB
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vị
trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần. Nhờ vậy, kinh tế tư nhân không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong
những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Trải qua hơn 30 năm
đổi mới, kinh tế tư nhân đã không chỉ dần được phục hồi mà còn có những bước
phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là sau Đại hội X (năm 2006),
khi kinh tế tư nhân được xác định chính thức là thành phần kinh tế được khuyến
khích phát triển, không hạn chế về quy mô. Kinh tế tư nhân đã có những đóng góp
rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Kinh tế tư nhân không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng
trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải
quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,
phát triển nguồn nhân lực,… Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng
khá, chiếm tỉ trọng 40-43% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động, góp phần
quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách
nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Vai
trò của kinh tế tư nhân càng trở nên quan trọng hơn khi mà khoa học và công
nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bên cạnh đó xuất hiện
những tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn cả về vốn và công nghệ cao, tạo
dấu ấn thương hiệu cho người Việt.
Do vậy, luận điệu cho rằng
phát triển KTTN ở Việt Nam để khẳng định Việt Nam đang phát triển theo con đường
TBCN, ở Việt Nam hiện nay CNTB đang diễn ra một cách cuồng nhiệt”, “phát triển
KTTN là quay lại phát triển theo tư bản chủ nghĩa”, “tư nhân hóa” nền kinh tế…là
hoàn toàn không có cơ sở khoa học, mang tính suy diễn, xuyên tạc, để “diễn biến”
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; cố tình làm nhận thức
sai lệch, hướng lái kinh tế đi theo quỹ đạo, chệch hướng XHCN.
Phát triển KTTN lành mạnh
theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài
trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam; là phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động,
phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển./.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóaNội dung bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóaChúng ta đạt được rất nhiều thành tựu vượt bậc là nhờ chúng ta đang đi đúng hướng
Trả lờiXóa