Không chỉ mới đây, mỗi khi đất nước sắp diễn ra sự kiện chính trị quan trọng, các thế lực thù địch, phản động lại tăng cường các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Đặc biệt, trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các đối tượng này lại ráo riết tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước ta một cách trắng trợn hơn với những luận điệu xuyên tạc lịch sử thiếu cơ sở và phản động. Trên trang Blog Việt Nam thời báo, ngày 03/01/2021 đối tượng Hoài Nguyễn đã tán phát bài “ Ở Việt Nam có tham nhũng chính trị không ?” nội dung xuyên tạc công tác đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, vu cáo các đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng “lạm dụng quyền lực chính trị để trục lợi cá nhân”. Những luận điệu vu khống, xuyên tạc đó đã làm nhiễu thông tin, tạo dư luận xấu trong xã hội…
Hành vi, phương
thức, thủ đoạn của các đối tượng phản động là lợi dụng các trang mạng xã hội để
chuyển tải, đăng những tin bài, hình ảnh vu khống, xuyên tạc đã được chúng dàn
dựng có chủ ý, nhằm “tung hỏa mù” cho người đọc, xem không thể nhận diện rõ
những nội dung xấu, độc phục vụ cho ý đồ, động cơ chống phá, phản động, nhằm hạ
thấp vai trò của cấp ủy, chính quyền, của Đảng và Nhà nước ta.
Để kịp thời đấu tranh phản bác với các
quan điểm sai trái, thù địch, trước hết chúng ta phải nhận diện rõ được các đối
tượng chống phá Đảng, Nhà nước ta đó là các lực lượng thù địch; các lực lượng
cực đoan người Việt ở nước ngoài luôn lôi kéo, kết hợp với số chống đối, bất
mãn ở trong nước; một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ nền
tảng tư tưởng, chúng ta phải tích cực nâng cao chất lượng hoạt động của các lực
lượng đấu tranh; đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Đồng thời phải kịp thời nắm bắt dư luận xã hội, nhất là tâm tư, tình cảm, những
băn khoăn, bức xúc, mơ hồ, dao động từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, đoàn viên, thanh niên; tích cực tham gia cùng MTTQ Việt Nam và các tổ
chức đoàn thể để xử lý các “điểm nóng”.
Để đấu tranh với
những thông tin xấu, độc ấy một cách hiệu quả, mỗi cán bộ, Đảng viên và nhân
dân phải luôn nhận thức đầy đủ, tỉnh táo để tiếp nhận, xử lý thông tin trái chiều
một cách thấu đáo. Hết sức cảnh giác, tỉnh táo trước những thông tin sai trái để
kịp thời phát hiện và tẩy chay, không tiếp tay cho kẻ xấu lan truyền thông tin,
nhất là trên không gian mạng. Ngoài việc học tập tìm hiểu, tự rèn luyện của mỗi
người, các cấp ủy đảng cần chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, bồi
dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trang bị phương pháp xem xét, tiếp cận thông
tin một cách đúng đắn, khoa học cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đủ
sức đề kháng để tự phòng vệ trước các luồng thông tin, phân định rõ đâu là
thông tin đúng, đâu là thông tin sai, đâu là thông tin độc hại và đâu là thông
tin hữu ích. Kịp thời lên tiếng, đấu tranh, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, bịa đặt,
kiên quyết không để kẻ xấu coi thường luật pháp, bôi nhọ uy tín, thanh danh của
Đảng, Nhà nước và cá nhân các đồng chí lãnh đạo, gây hoang mang dư luận.
Công tác đấu tranh
phản bác trước những thông tin sai trái, bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ cán bộ phải
chủ động, nhạy bén hơn nữa. Cần nhận thức rõ, việc cung cấp thông tin kịp thời,
thường xuyên, chính xác và đầy đủ là sự phản bác có hiệu quả nhất đối với những
luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa