Những kẻ suốt ngày tôn thờ dân chủ đa đảng của Tây
Phương hôm nay phải suy nghĩ lại.
Việc nhiều người tràn vào tấn công điện Capitol tòa
nhà quốc hội của Mỹ là giọt nước tràn ly, cho ta những nhận định như sau:
Đa đảng không phải là dân chủ, mà là mầm mống chia rẽ
dân tộc.
Đa đảng không phải là cạnh tranh lành mạnh mà có thể dẫn
đến tâm lý thù địch nguy hiểm giữa các phe khác nhau.
Dân chủ quá đáng cũng không phải là phát huy sức mạnh
quốc gia, mà có thể đưa đến việc lộng hành bạo loạn, vì mỗi người quyết bảo vệ
ý kiến của mình.
Việc chạy đua vào Nhà Trắng làm hao phí quá nhiều năng
lực của lãnh đạo và của toàn dân, đó là cơ hội để các thế lực bên ngoài luồn
vào phá hoại.
Việc duy trì một đảng như Việt Nam cũng có những khó
khăn nhất định vì các lãnh đạo phải khéo léo tránh việc đưa đến độc đoán chuyên
chế để phát huy sức mạnh toàn dân và chăm lo cho lợi ích của nhân dân. Việc này
đòi hỏi đạo đức cao vời của những nhà lãnh đạo chứ không nguyên tắc nào có thể
tuyệt đối hiệu quả.
Cứ nhìn vào kết quả phát triển của đất nước thì ta
đánh giá được rằng các lãnh đạo của Việt Nam đã sáng suốt, và cũng rất đạo đức,
đã vận dụng nguyên tắc Đảng lãnh đạo kết hợp với nguyên tắc dân chủ, để đưa quốc
gia đi qua hết thành công này đến thành công khác. Đây thực sự là bản lĩnh và
phẩm chất cao quý của lãnh đạo, chứ không phải hoàn toàn do cơ chế. Ta phải nói
thẳng thắn như thế. Cơ chế là một chuyện, mà phẩm chất cao quý của lãnh đạo
cũng là một yếu tố rất lớn.
Nếu nói chỉ nhờ vào cơ chế hay, thì thôi đưa ai lên
lãnh đạo cũng được, vì cứ theo cơ chế mà làm việc. Nhưng không, vai trò của
lãnh đạo chiếm vị trí cực kì quan trọng, dù cơ chế có sẵn như thế.
Ta nhìn đất nước phát triển từng bước, ngoài việc biết
ơn cơ chế chính trị, thì công bằng mà nói, ta phải rất biết ơn các lãnh đạo của
đất nước mình.
Công Bằng là như thế.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa