NV38D - Lũ vong nô vẫn đang lợi dụng vụ ông Nguyễn Đức Chung để xuyên
tạc, chống phá Đại hội XIII của Đảng
Nhân
vụ cựu Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị truy tố, cuối tháng 11 vừa qua,
BBC đã ngay lập tức có bài “Thấy gì về chính trị VN qua vụ Tướng Chung bị truy
tố?” nhằm xuyên tạc thực tế tình hình chính trị Việt Nam, chia rẽ nội bộ, phá
hoại kỳ Đại hội đảng sắp tới.
Vẫn
thủ đoạn cũ rích, BBC mượn lời Lê Văn Sinh, Nguyễn Hữu Vinh, Lê Quốc Quân,
Trịnh Hữu Long để đưa ra những “nhận định” nhằm biến cuộc chiến chống tham
nhũng của đảng và nhà nước ta thành “đấu đá nội bộ”, “tranh giành quyền lực
giữa các phe phái” hay “trả thù cá nhân” hoặc lấy trường hợp cá biệt của ông
Nguyễn Đức Chung để kết luận rằng các lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đều
như thế.v.v..
Trong
bài viết của BBC, tên trở cờ Lê Văn Sinh (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhét chữ vào
mồm các nhà báo rằng, ông Nguyễn Đức Chung bị bắt vì tham nhũng và chiếm đoạt
tài liệu bí mật nhà nước rồi so sánh với vụ làm lộ bí mật nhà nước trong vụ án
Dương Chí Dũng trước đây và vụ tham nhũng đất đai gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng và kéo dài ở Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh để kết luận hồ đồ rằng, “người ta
mạnh tay trừng phạt người này mà nương nhẹ với người kia. Luật pháp không có
vùng cấm xem ra chỉ là câu khẩu hiệu”. Thực tế là báo chí chưa bao giờ viết
ông Chung tham nhũng. Trong khi 2 vụ mà Sinh so sánh thì tính chất, mức độ và
tội danh cũng hoàn toàn khác nhau. Như thường lệ, Lê Văn Sinh lại đưa ra giải
pháp là “cách chống tham nhũng hiệu quả là cải cách thể chế chính trị theo
khuôn mẫu tự do dân chủ”.
Não trạng tăm tối tới mức đó mà BBC cũng gọi là nhà
nghiên cứu thì thật lạ. Cũng bày tỏ quan điểm với BBC, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
thì lập luận một cách rối rắm chỉ để nói việc khởi tố ông Chung về tội chiếm
đoạt bí mật nhà nước là vụ việc có nhiều cái lạ, ám chỉ thực chất vụ việc là
ông Chung câu kết với Nhật Cường để tham nhũng rồi kết luận, đó là màn đấu đá
nội bộ trước thềm Đại hội XIII của Đảng vì “ông Chung bị theo dõi từ lâu bởi
một thế lực rất mạnh”.
Trong
khi đó, đối tượng tù tha Lê Quốc Quân thì vòng vo tam quốc để kết luận rằng,
bài học “cho tất cả các quan chức là không vi phạm pháp luật, mà nếu có thì
phải được cấp trên che chở, phải thuộc về một cánh hẩu đủ mạnh để có thể bao
che và cho chìm xuồng các hành vi sai trái của mình”.
Nói
về vụ việc, Trịnh Hữu Long nhai đi nhai lại luận điệu quen thuộc: “Chiến dịch
“củi lửa, đốt lò” chống tham nhũng mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động tất nhiên
là một chiến dịch thanh trừng trong nội bộ”, mang “tính chất chính trị thuần
túy, chứ không phải là trấn áp tội phạm” và nó sẽ chấm dứt sau Đại hội XIII của
Đảng. Cuối cùng, cũng như bao bình luận ở các chủ đề khác với BBC, Long nêu vấn
đề bằng cách chỉ ra vụ việc của ông Chung là do “chế độ, cơ chế và thể chế cộng
sản toàn trị, độc quyền” ở Việt Nam.
Việc
Trịnh Hữu Long có phát biểu như vậy cũng là dễ hiểu, vì ngay từ khi còn ở trong
nước thì Long đã là một Luật sư chuyên có hoạt động chống đối chính quyền và
sau này trở thành một mắt xích quan trọng của tổ chức khủng bố Việt Tân với vai
trò điều hành, quản lý trang mạng “Luật Khoa Tạp Chí” cùng với Phạm Đoan Trang,
Nguyễn Anh Tuấn và Trương Tự Minh. Ngoài ra, Trịnh Hữu Long còn là luật sư nội
bộ cho tổ chức VOICE (Một tổ chức ngoại vi của Việt Tân) tại Manila,
Philippines từ năm 2013.
Từ
góc nhìn này có thể thấy, không phải ngẫu nhiên mà BBC liên tục dẫn lời Trịnh
Hữu Long khi bình luận những vụ việc xảy ra ở Việt Nam. Mục đích chính trị của
nó là gì, hẳn bạn đọc đã biết.
Chúng
ta cần hết sức tỉnh táo trước những chiêu trò, luận điệu xuyên tạc của các thế
lực thù địch trước những vụ việc vi phạm pháp luật của cán bộ, đảng viên nhất
là những người giữ chức vụ lãnh đạo cấp cao của Đảng.
Là
cán bộ, đảng viên trước hết chúng ta cần phải nhận thức rõ rằng, công tác phòng
chống tham nhũng của Đảng ta hiện nay là nhiệm cấp bách. Để công tác phong
chống tham nhũng đạt kết quả cao, trước hết cần bắt đầu từ việc làm trong sạch
nội bộ Đảng từ Trung ương đến địa phương, do vậy công tác phòng chống tham
nhũng hiện nay là không có “vùng cấm”.
Các
thế lực thù địch đã và đang triệt để lợi dụng công tác phòng chống tham nhũng
của Đảng, nhất là những vụ việc kỷ luật như vụ ông Nguyễn Đức Chung, một cán bộ
cấp cao của Đảng đã vi phạm pháp luật để tăng cường chống phá Đảng và Nhà nước
ta, nhất là trong thời gian trước thềm Đại hội XIII của Đảng ta.
Vì
vậy, chúng ta cần tích cực tuyên truyền cho quần chúng hiểu rõ bản chất âm mưu
thủ đoạn lợi dụng chống phá của các thế lực thù địch. Tích cực, chủ động hơn
nữa trong việc tham gia đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị
trên không gian mạng hiện nay.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa