Việc
chính phủ cầm quyền ở Myanmar nhanh chóng bị lật đổ sau một cuộc đảo chính của
quân đội có lẽ sẽ là bài học đắt giá với rất nhiều chính đảng cầm quyền trên
thế giới. Một trong những bài học đó là “phi chính trị hóa công an, quân đội”, là
hệ quả tất yếu của những mâu thuẫn kéo dài giữa quân đội với chính phủ dân sự
cầm quyền ở quốc gia này, kể từ sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2020, với
kết quả NLD giành thắng lợi áp đảo. Điều này có thể một lần nữa đẩy Myanmar vào
vòng xoáy của bạo lực. Vấn đề ở Myanmar, hiện nay các thế lực thù địch, phản
động đang rêu rao ở Việt Nam.
Thời
gian qua, lợi dụng quá trình đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội
XIII của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật, các thế lực thù địch trong và
ngoài nước đã đưa ra những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng; đòi tam quyền phân
lập;… Trong đó, luận điệu “phi chính trị hóa” quân đội và công an được chúng
xác định là một nội dung trọng tâm, họ còn cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
“hoàn thành sứ mệnh cao cả” là giải phóng dân tộc, nay nên trao lại quyền lãnh
đạo đất nước cho “lực lượng dân chủ cấp tiến”; với các thủ đoạn này không có gì
khác là muốn làm cho lực lượng vũ trang nhân dân ta dần dần biến chất, từ lực
lượng vũ trang của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành
một đội quân phản bội lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, bảo vệ cho lợi ích
của các tầng lớp, giai cấp tư sản.
Các thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội" nhằm tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng CSVN, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trả lờiXóa